Dòng sự kiện:
2018: Năm của thoái vốn
08/01/2018 15:19:03
Năm 2018 dự kiến sẽ là năm của thoái vốn khi có tới 181 doanh nghiệp phải thoái vốn nhà nước theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cùng với lượng lớn doanh nghiệp năm 2017 chưa hoàn thành nhiệm vụ, bắt buộc phải hoàn thành trong năm 2018.

Năm 2018 dự kiến sẽ là năm của thoái vốn khi có tới 181 doanh nghiệp phải thoái vốn nhà nước theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nguồn: Internet

Năm 2017, theo Quyết định 1232/QĐ-TTg phải thoái vốn nhà nước tại 181 doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, chỉ có 10 đơn vị thực hiện thoái vốn theo Quyết định 1232/QĐ-TTg, trong đó có 8 đơn vị nằm trong danh sách thoái vốn năm 2017 và 2 đơn vị nằm trong danh sách thoái vốn năm 2018.

Lên sàn hàng loạt

Song song với sự khởi sắc của thị trường chứng khoán trong năm 2017, hoạt động thoái vốn nhà nước cũng tiến hành rất thuận lợi.

Trong đó có nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn thực hiện thoái vốn có giá trị vốn hóa hàng nghìn tỷ đồng như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà…Tỷ lệ thoái vốn trung bình đạt khoảng 30-50% vốn điều lệ của công ty đưa ra đấu giá.

Các tập đoàn, tổng công ty thoái được 1.803 tỷ đồng đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm (chứng khoán, bảo hiểm, tài chính –ngân hàng,bất động sản và quỹ đầu tư), thu về cho Nhà nước 2.953 tỷ đồng. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã bán vốn nhà nước tại 40 doanh nghiệp với giá trị 1.903 tỷ đồng, thu về 21.639 tỷ đồng.

Điển hình là hai thương vụ thoái vốn “đình đám”: SCIC tiếp tục thoái 3,33% vốn tại Vinamilk với trị giá chỉ có 247 tỷ đồng, nhưng thu về cho Nhà nước tới 8.990 tỷ đồng; Và Bộ Công Thương thoái 53,59% vốn nhà nước tại Sabeco, thu về cho Nhà nước 4,8 tỷ USD, tương đương khoảng 109.972 tỷ đồng – đây là thương vụ thoái vốn lớn nhất trong khu vực trong vòng 10 năm trở lại đây.

Như vậy, nếu căn cứ vào kế hoạch năm 2017 thì hoạt động thoái vốn không đạt mục tiêu, nhưng căn cứ vào chất lượng thì hoạt động thoái vốn đã quá thành công. 

Trong năm 2018, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, sẽ có 64 doanh nghiệp phải hoàn thành nhiệm vụ cổ phần hóa (CPH) và 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn nhà nước . Bên cạnh đó, còn số lượng không nhỏ doanh nghiệp năm 2017 chưa hoàn thành nhiệm vụ thoái vốn, CPH phải chuyển sang thực hiện vào quý I/2018.

Ngay trong quý I/2018, sẽ thoái vốn nhà nước tại 3 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gồm Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty điện lực dầu khí (PV Power), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) có tổng vốn gần 100.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, lượng vốn nhà nước thoái tại các doanh nghiệp trong đợt này có tỉ lệ bán khá cao như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam bán 24,86% vốn điều lệ; Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon) bán 46,75% vốn điều lệ…

Dự kiến, trong danh sách thoái vốn năm 2018 sẽ có một số doanh nghiệp lớn khác như Tập đoàn Cao su Việt Nam vốn điều lệ khoảng 50.000 tỷ đồng, Tổng công ty Bia rượu – nước giải khát Hà Nội (Habeco), công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk…

SCIC sẽ triển khai việc thoái vốn tại các doanh nghiệp quy mô lớn bị lỗi hẹn năm 2017 như Nhựa Bình Minh (BMP), Nhựa Tiền Phong (NTP), Đạm Cà Mau (DMC), FPT và tiếp tục triển khai việc bán vốn tại các doanh nghiệp đầu ngành khác như Bảo Minh, Vinare, Sa Giang, Khoáng sản Hà Giang…

Trong khi đó, yếu tố quan trọng quyết định đến tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn là thị trường chứng khoán hiện đang rất “nóng”, khi chỉ trong hai ngày đầu năm 2018, chỉ số Vn-Index đã vượt qua mốc 1.000 điểm lịch sử.

Đầu cơ hay đầu tư?

Tính đến ngày 31/12/2017, vốn hóa thị trường hiện đã lên đến 3,36 triệu tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016; thanh khoản bình quân trên thị trường tăng tới 63%; giá trị giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ bình quân trên thị trường đạt 5.000 tỷ đồng/phiên, có phiên đạt 21.000 tỷ đồng; giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đạt 41.000 tỷ đồng, gấp 6 lần năm 2016.

Sự bứt phá của thị trường chứng khoán đã đưa Vn-Index trở thành một trong 3 chỉ số chứng khoán có mức tăng mạnh nhất thế giới. Rất nhiều dữ liệu như đã phân tích khiến cho kỳ vọng về một năm sôi động của cả khối ngoại, khối nội trên thị trường chứng khoán, năm 2018, đang ngày một rõ nét.

Trong khi đó, yếu tố quan trọng quyết định đến tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn là thị trường_chứng khoán_hiện đang rất “nóng”, khi chỉ trong 2 ngày đầu năm 2018, chỉ số Vn-Index đã vượt qua mốc 1.000 điểm lịch sử.

Đi kèm với sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường chứng khoán là sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra một tinh thần lạc quan hơn cho cộng đồng nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Nhìn chung các doanh nghiệp được thoái vốn trong thời gian tới hầu hết là những những doanh nghiệp có vị thế đầu ngành, kinh doanh hiệu quả, có nhiều yếu tố thu hút nhà đầu tư như: thương hiệu, thị trường, nhân sự và cả bề dày lịch sử hoạt động.

Nhà đầu tư có cơ hội mua được số lượng lớn cổ phần, nói cách khác là mua thâu tóm được cả doanh nghiệp. Do đó, đây là dịp mà được nhiều nhà đầu tư nước ngoài trông đợi nhất.

Theo lãnh đạo Công ty chứng khoán SJC, việc SCIC thoái vốn mở ra cơ hội nâng hạng Thị trường chứng khoán Việt Nam càng rõ hơn. Bởi vì tính thanh khoản sẽ cao hơn, mức độ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn, nhiều doanh nghiệp lớn lên sàn, do đó mức độ thăng hạng sẽ dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, việc thị trường chứng khoán tăng điểm quá cao sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro. Dưới sức nóng của thị trường, nhiều cổ phiếu sẽ bị bóp méo giá trị thực. Nói cách khác là thị trường càng tăng điểm thì rủi ro càng cao.

 Theo Thời báo Kinh Doanh

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến