Dòng sự kiện:
'Bước ngoặt' tái cơ cấu SCIC
30/12/2017 18:37:52
Tái cơ cấu để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, giúp  SCIC trở thành định chế đầu tư chuyên nghiệp, có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường là mục tiêu quan trọng trong đề án tái cơ cấu Tcty này đến năm 2020.

Đến nay, danh mục doanh nghiệp của SCIC có 144 doanh nghiệp với vốn Nhà nước theo giá trị sổ sách là 18.098 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 87.991 tỷ đồng. Trong đó có 22 doanh nghiệp nhóm A1 với tỷ trọng vốn Nhà nước là 60,4%, 13 doanh nghiệp nhóm A2 với tỷ trọng vốn Nhà nước là 6,3%, 33 doanh nghiệp nhóm B1 chiếm tỷ trọng vốn Nhà nước là 26,5%, và 76 doanh nghiệp nhóm B2 chiếm tỷ trọng vốn Nhà nước là 6,8%.

 Đến nay, danh mục doanh nghiệp do SCIC quản lý gồm 144 doanh nghiệp với vốn Nhà nước theo giá trị sổ sách là 18.098 tỷ đồng.

Đến nay, danh mục doanh nghiệp do SCIC quản lý gồm 144 doanh nghiệp với vốn Nhà nước theo giá trị sổ sách là 18.098 tỷ đồng.

Tiến độ bán vốn còn chậm

Những năm qua, hoạt động kinh doanh của SCIC đã đạt được những kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm là 56%, vốn chủ sở hữu tăng bình quân 31%/năm, tổng tài sản tăng bình quân 36%/năm, ROE tăng bình quân 19% và ROA tăng bình quân 15%/năm.

Theo kế hoạch kinh doanh năm 2017, SCIC đặt mục tiêu tổng doanh thu 11.241 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 8.330 tỷ đồng.

Có thể nói, cho đến nay SCIC đã hoàn thành trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, thực hiện đầu tư vốn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng mà Nhà nước cần nắm giữ nhằm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước theo quy luật thị trường.

Tuy nhiên, theo TS. Lê Đăng Doanh- Chuyên gia kinh tế, vai trò của SCIC trong tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, Tcty Nhà nước vẫn gặp nhiều tồn tại. Trước hết, tiến độ bàn giao vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC diễn ra còn chậm, trong khi việc bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong những thời điểm thị trường chứng khoán không dễ dàng. Bên cạnh đó, việc thoái vốn khỏi ngành nghề kinh doanh chính và bán hết vốn trong những ngành và lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Việc đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa chưa được triển khai, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết theo quy định…

Những kỳ vọng dài hơi

TS. Lê Ðăng Doanh cho rằng, để mang lại những thay đổi thực chất trong quản lý tài sản Nhà nước, trong khi chờ thành lập Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước, cần rà soát, xây dựng và quy định chặt chẽ cơ chế quản lý, giao quyền đại diện vốn Nhà nước, bảo đảm tính minh bạch và tính thống nhất, chuyên nghiệp.

Tại Ðề án "Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN" theo Nghị quyết T.Ư 3, khóa IX và Kết luận số 78-KL/TW ngày 26-7-2010 của Bộ Chính trị về Ðề án "Tiếp tục củng cố, phát huy vai trò của SCIC", Bộ Chính trị đã chỉ đạo tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho SCIC hoạt động có hiệu quả, làm rõ địa vị pháp lý và định hướng hoạt động của SCIC. Những đánh giá toàn diện trên sẽ là căn cứ quan trọng để định hướng chính sách, tiếp tục thúc đẩy quá trình đổi mới phương thức quản lý vốn Nhà nước.

Do vậy, theo Quyết định 2012/QĐ-TTg phê duyệt đến năm 2020 thì ngành, nghề kinh doanh chính của chính của SCIC sẽ là đầu tư và kinh doanh vốn vào các ngành, lĩnh vực như: cung cấp các dịch vụ tư vấn: Đầu tư, tài chính; chuyển đổi, quản trị, mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

Theo TS. Lê Đăng Doanh, để SCIC có sức mạnh lớn trên thị trường, bắt buộc SCIC phải thoái hết vốn tại các “con gà đẻ trứng vàng” như Vinamilk, FPT, DHG... Đồng thời việc tiếp tục tái cơ cấu SCIC nhằm nâng cao năng lực, hoạt động theo cơ chế thị trường là vô cùng cấp thiết.

Thực tế cho thấy, ngoài mong muốn đẩy nhanh tiến độ bán vốn tại các DNNN không cần nắm giữ, Chính phủ kỳ vọng đưa SCIC trở thành một công cụ, kênh truyền vốn nhà nước; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu DNNN để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Nhìn dài hơi hơn, SCIC cần hội tụ đủ năng lực để trở thành một định chế đầu tư chuyên nghiệp, có sức mạnh lớn trên thị trường. Thậm chí SCIC có thể tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước ngoài, thay vì trông chờ các kênh đầu tư trong nước nhằm giúp cho các khoản vốn Nhà nước đã thoái tại các doanh nghiệp được sinh lời một cách tối đa và có hiệu quả…

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến