Doanh nghiệp “khai sinh” là phà, cán bộ quản lý nói là tàu
05/08/2014 15:07:28
rnNhững bất cập về tiêu chí phương tiện được mổ xẻ ngay tại Hội nghị đối thoại trực tuyến với doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức sáng 5/8 tại Hà Nội.


Báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, tính đến ngày 30/6/2014 đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam có khoảng 1.700 tàu với tổng trọng tải 6,9 triệu DWT và tổng dung tích là 4,3 triệu GT. Sản lượng vận tải biển và hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 49,05 triệu tấn, quy đổi ra tấn km ước đạt 80,41 tỷ tấn km, đạt 108,77% so với cùng kỳ 2013 và 48,89% kế hoạch cả năm 2014. 

Về cơ cấu đội tàu, trong tổng số 1.700 tàu có 28 tàu container, 172 tàu chuyên dụng chở hàng rời, hơn 940 tàu tổng hợp, 150 tàu chở dầu hoá chất, 9 tàu chở khí hóa lỏng, 37 tàu khách. 
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, cơ cấu đội tàu không hợp lý, tàu hàng rời tổng hợp chiếm tỷ lệ rất lớn, tàu chuyên dụng, tàu container chiếm tỷ lệ rất nhỏ, dẫn đến tình trạng dư thưa tàu hàng rời tổng hợp, tàu trọng tải nhỏ và đang thiếu tàu chuyên dụng, tàu có trọng tải lớn chạy tuyến quốc tế. Về tỷ lệ phát triển đội tàu, trong 4 năm gần đây tốc độ phát triển tàu container trên thế giới đạt trung bình 6,8%/năm, tốc độ phát triển tàu container của Việt Nam chỉ đạt trung bình khoảng 1,1.

Sở hữu đội tàu lớn như vậy, nhưng khung pháp lý và việc áp dụng các quy định để cho hoạt động của ngành vận tải thủy được thuận tiện vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Ngay tại hội nghị, một doanh nghiệp đang khai thác chuyến phà chạy từ đất liền ra Phú Quốc, tuy nhiên, trong khi phía doanh nghiệp khẳng định đây là “phà” thì cơ quan quản lý lại ấn định phương tiện đó là “tàu”. 

Theo đó, doanh nghiệp này cho hay, vì là “phà” nên chỉ phải đăng kiểm 2 năm một lần, trong khi cơ quan quản lý lại cho rằng đó là “tàu” nên bắt đăng kiểm 1 năm một lần. Nếu phải làm theo cơ quan quản lỹ, mỗi năm đăng kiểm 2 lần mà chạy từ Kiên Giang về Sài Gòn để đăng kiểm rất tốn kém và mất thời gian. Do đó, doanh nghiệp này đề xuất nên “gọi” là “phà” để giảm thiểu thủ tục và chi phí.

Trước câu trả lời không thỏa đáng của đơn vị quản lý, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nói rằng “đề xuất của doanh nghiệp là chính đáng”, đồng thời yêu cầu, trong thời gian sớm nhất, các cơ quan chức năng cần ngồi lại cùng doanh nghiệp để trao đổi, xử lý dứt điểm vướng mắc này.
Bộ trưởng Thăng cho rằng “Hội nghị được tổ chức là để bàn bạc, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, không phải nơi để các anh ôn lại quy định” để phản bác lại ý kiến của đại diện nhiều Cục, vụ thuộc Bộ GTVT ckhi trả lời  nhiều vấn đề và đề xuất của các doanh nghiệp lại vận dụng các điều luật, quy định để trả lời.

Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, tới đây bộ sẽ tiến hành rà soát các quy định hiện hành liên quan đến cảng biển và vận tải biển, hướng tới mục tiêu tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực này, qua đó góp phần thực hiện chiến lược kinh tế biển của Việt Nam. 

PV

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến