Dòng sự kiện:
Lạm phát Nhật thiếu đà khiến cho mục tiêu của Ngân hàng TW khó nắm bắt
23/11/2018 05:39:36
Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng hàng năm của Nhật Bản không thay đổi trong tháng 10 do chi tiêu hộ gia đình thấp đã kìm giữ các doanh nghiệp không tăng giá, dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thiếu động lực để đạt mục tiêu 2%.

Chỉ số giá tiêu dùng lõi trên toàn quốc (CPI), loại bỏ tác động của chi phí các loại thực phẩm dễ bay hơi, tăng 1,0% trong tháng 10 kể từ 1 năm trước đó, theo số liệu của Chính phủ vào ngày 22/11 và đây là phù hợp với dự báo thị trường ở mức trung bình.

Với chỉ một nửa lợi nhuận do chi phí năng lượng tăng cao hơn, Ngân hàng Nhật Bản có thể phải đối mặt với những khó khăn ngày càng gia tăng trong nỗ lực đạt được tăng trưởng giá cả phù hợp trong bối cảnh lo ngại về tình hình thương mại toàn cầu và nhu cầu chậm lại của Trung Quốc đang che phủ triển vọng phát triển của nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu này.

Chỉ số lạm phát lõi, một chỉ số không bao gồm tác động của cả thực phẩm tươi sống và chi phí năng lượng chứng kiến con số lạm phát 0,4% trong tháng 10, ổn định trong 3 tháng liên tiếp.

Takeshi Minami, kinh tế gia trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin cho biết: “Các dữ liệu cho thấy sẽ mất khá nhiều thời gian để lạm phát đạt được mục tiêu của Ngân hàng Nhật Bản (BOJ)”.

“BOJ dường như không thay đổi lập trường của mình về việc duy trì chương trình kích thích kinh tế khổng lồ mà họ đưa ra", ông Takeshi Minami nói thêm.

Có thể nói lạm phát mềm "bướng bỉnh" đã làm tan vỡ hy vọng của BOJ rằng tăng trưởng kinh tế vững chắc sẽ chuyển thành giá cao hơn. Đà tăng trưởng kinh tế và lạm phát như hiện tại buộc Ngân hàng Trung ương phải duy trì sự kích thích khổng lồ bất chấp những tác động phụ không mong muốn như việc làm xói mòn lợi nhuận của các tổ chức tài chính từ nhiều năm với mức lãi suất gần bằng 0.

Mặc dù có sự lo ngại về những tác động tiêu cực đang gia tăng của gói kích thích kinh tế nhưng BOJ có khả năng duy trì mức lạm phát như là sự cân nhắc chính sách chính của mình, các nguồn tin đã thông báo với Reuters.

Hiện nay, nhiều nhà phân tích kỳ vọng lạm phát tiêu dùng lõi sẽ chững lại hoặc chậm so với mức hiện tại trong những tháng tới, trong khi giá dầu thô đang sụt giảm gần đây.

Thêm vào đó, với việc giá xăng bắt đầu có xu hướng giảm, sự gia tăng lạm phát từ chi phí năng lượng có thể bắt đầu giảm dần ngay từ dữ liệu tháng 11. Hơn nữa, triển vọng ảm đạm của nền kinh tế Nhật Bản cũng ảnh hưởng xấu đến nỗ lực của BOJ nhằm kích thích lạm phát đến mức mục tiêu gần như rất khó nắm bắt.

Trong khi đó, căng thẳng thương mại leo thang giữa Trung - Mỹ đang bắt đầu làm tổn thương tâm lý trong thị trường Nhật Bản, gây lo ngại rằng bất kỳ sự tăng trưởng nào từ sự co hẹp kinh tế trong tháng 7 đến tháng 9 đều có thể yếu hơn dự kiến.

Lạm phát tiêu dùng hàng năm, bao gồm chi phí thực phẩm tươi sống và năng lượng, tăng lên 1,4% trong tháng 10 so với 1,2% của tháng trước, do ảnh hưởng của bão mùa hè và mưa làm hư hại cây trồng và đẩy giá rau lên.

Các nhà phân tích cho rằng, việc tăng giá hàng tạp hóa có thể khiến các hộ gia đình có ít tiền hơn cho chi tiêu không cần thiết, hạn chế tiêu thụ.

Taro Saito, một nhà kinh tế học tại Viện Nghiên cứu NLI cho biết: “Xu hướng lạm phát đang ở mức yếu và giá sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như tiền tệ và dầu".

"Có một cơ hội tốt cho lạm phát tiêu dùng lõi sẽ giảm xuống dưới 1% vào cuối năm nay", Taro nhận định.

 Hải Yến/Theo Reuters

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến