Dòng sự kiện:
Một chi nhánh của TCTD phi ngân hàng không được quản lý quá 3 phòng giao dịch
29/05/2017 05:24:13
Quy định trên được đưa ra tại Dự thảo thông tư quy định về mạng lưới hoạt động của TCTD phi ngân hàng đang được NHNN công bố để lấy ý kiến đóng góp.

Theo đó, TCTD phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính.

Theo Dự thảo Thông tư, Thống đốc NHNN có thẩm quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận việc TCTD phi ngân hàng thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài.

Thống đốc NHNN có thể ủy quyền cho Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng); hoặc Cục Trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng (nơi tỉnh, thành phố có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) chấp thuận hoặc không chấp thuận: (i) Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chi nhánh; Thay đổi địa điểm đặt trụ sở phòng giao dịch (bao gồm cả trường hợp thay đổi tên, địa điểm trước khi khai trương hoạt động); (ii) Đủ điều kiện khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch của TCTD phi ngân hàng trên địa bàn; (iii) Chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch (trong trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể) của TCTD phi ngân hàng trên địa bàn;

Về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, Dự thảo thống tư quy định rõ: TCTD phi ngân hàng có thời gian hoạt động dưới 12 tháng (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá hai 2 chi nhánh.

TCTD phi ngân hàng có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá 3 chi nhánh trong 1 năm tài chính. Một chi nhánh không được quản lý quá 3 phòng giao dịch.

Dự thảo Thông tư cũng quy định rõ điều kiện để TCTD phi ngân hàng được mở chi nhánh, phòng giao dịch trong nước. Trong đó có yêu cầu TCTD phi ngân hàng phải thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN tại thời điểm 31/12 của năm trước năm đề nghị và tại thời điểm gần nhất thời điểm đề nghị; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31/12 của năm trước liền kề năm đề nghị và tại thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc NHNN trong từng thời kỳ.

Còn muốn thành lập chi nhánh ở nước ngoài, bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện như đối với mở chi nhánh trong nước, TCTD phi ngân hàng còn phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 3 năm và có tổng tài sản đạt 20 nghìn tỷ đồng trở lên theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán tại thời điểm 31/12 của năm trước liền kề năm đề nghị; hoạt động kinh doanh có lãi theo các báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán trong 3 năm trước liền kề năm đề nghị.Theo đó, TCTD phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính.

Theo Dự thảo Thông tư, Thống đốc NHNN có thẩm quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận việc TCTD phi ngân hàng thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài.

Thống đốc NHNN có thể ủy quyền cho Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng); hoặc Cục Trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng (nơi tỉnh, thành phố có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) chấp thuận hoặc không chấp thuận: (i) Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chi nhánh; Thay đổi địa điểm đặt trụ sở phòng giao dịch (bao gồm cả trường hợp thay đổi tên, địa điểm trước khi khai trương hoạt động); (ii) Đủ điều kiện khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch của TCTD phi ngân hàng trên địa bàn; (iii) Chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch (trong trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể) của TCTD phi ngân hàng trên địa bàn;

Về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, Dự thảo thống tư quy định rõ: TCTD phi ngân hàng có thời gian hoạt động dưới 12 tháng (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá hai 2 chi nhánh.

TCTD phi ngân hàng có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá 3 chi nhánh trong 1 năm tài chính. Một chi nhánh không được quản lý quá 3 phòng giao dịch.

Dự thảo Thông tư cũng quy định rõ điều kiện để TCTD phi ngân hàng được mở chi nhánh, phòng giao dịch trong nước. Trong đó có yêu cầu TCTD phi ngân hàng phải thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN tại thời điểm 31/12 của năm trước năm đề nghị và tại thời điểm gần nhất thời điểm đề nghị; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31/12 của năm trước liền kề năm đề nghị và tại thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc NHNN trong từng thời kỳ.

Còn muốn thành lập chi nhánh ở nước ngoài, bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện như đối với mở chi nhánh trong nước, TCTD phi ngân hàng còn phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 3 năm và có tổng tài sản đạt 20 nghìn tỷ đồng trở lên theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán tại thời điểm 31/12 của năm trước liền kề năm đề nghị; hoạt động kinh doanh có lãi theo các báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán trong 3 năm trước liền kề năm đề nghị.

Theo TBDN

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến