Dòng sự kiện:
Thạch Bàn Nhẫn - Hòn đá linh trên núi Phượng Hoàng
20/04/2018 15:09:51
Thạch Bàn Nhẫn xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) được biết đến là một hòn đá thiêng, để rồi nhân dân trong vùng đã gửi gắm tâm linh vào đó và dần dần trở nên linh ứng.

Tọa lạc trong khuôn viên trên 4.000 mét vuộng tại thôn Tân Thịnh, xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), đền Đức Mẹ là ngôi đền cổ tương truyền có từ đời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1940 - 1986), khởi thuỷ chỉ là một hòn đá thiêng gọi là Thạch Bàn Nhẫn nằm trên núi Phượng Hoàng (núi Phượng Hoàng là một phần của núi Thiên Nhẫn) bên bờ sông Ngàn Phố.

Đền được tỉnh Hà Tĩnh công nhận là công trình di tích lịch sử văn hóa vào năm 2009, là nơi đón du khách thập phương đến thắp hương nhằm thoả mãn tâm linh của các tầng lớp nhân dân, là biểu tượng của cội nguồn và truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

Phía ngoài cổng đền Đức Mẹ.

Ông Lê Văn Mão, trú tại xóm An Thịnh, xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, người có thâm niên hơn 30 năm trông coi ngôi đền kể rằng, ngày xưa, có 1 cặp vợ chồng người gốc xã Sơn Hà, huyện Hương Sơn hiếm muộn đến đây cầu tự xin con và chỉ hai tháng sau đã có thai. Theo lời dân gian truyền miệng, màu nhiệm ấy được lan tỏa khắp nơi. Rồi từ một hòn đá thiêng nên người dân thường đến thắp hương cầu sức khoẻ, bình an và dần dần trở nên linh ứng.

Ông Lê Văn Mão, người có thâm niên hơn 30 năm trông coi đền Đức Mẹ.

Ông Mão cho biết, ngoài thờ Thạch Bàn Thiên Nhẫn, đền còn thờ thêm Tam Tòa Thánh Mẫu Liễu hạnh công chúa. Tại đền, có đặt bài vị với nội dụng: “Đương cảnh thành hoàng Liễu Hạnh thánh mẫu, lịch triều sắc phong, kim triều gia phong trang ý dực bảo trung hưng xựng điện đằn trật thượng đẳng thần vị”.

Tương truyền, vào thời Hữu Mạt (1557), khi 2 vợ chồng Lê Thái đã ngoài 40 tuổi mà không có con, một hôm trông khi mơ thấy tiên chủ Quỳnh Nương đánh rơi chén làm vỡ chén ngọc và bị trừng phạt xuống hạ giới. Tỉnh dậy, ông thấy vợ mình sinh hạ được 1 người con gái đặt tên là Giáng Tiên giỏi văn chương rồi kết bạn và lấy Đào Lang được 3 năm nàng lại bay về trời.

Vì nặng nợ với hạ giới, 1 lần nàng xin Ngọc Hoàng cho nàng được ra đi, lần này với danh hiệu là Liễu Hạnh công chúa, nàng cùng Thị Nương và Quế Nương đã xuống hạ giới cứu khổ, cứu nạn giúp đỡ nhân dân thoát khỏi nhiều tai ương, nhân dân lập đền thờ gọi là đền thơ công chúa Liễu Hạnh.

Bên trong đền Đức Mẹ.

Việc thờ mẫu Liễu Hạnh ở đền Đức Mẹ xuất phát từ những người dân từ vùng đông bằng miền hạ du lên vùng đất mới sinh cơ lập nghiệp. Họ mang cả phong tục tập quán và tĩnh ngưỡng thờ mẫu sau mỗi chuyến di dân.

Hàng năm cứ đến ngày mồng 3 tháng 3 (âm lịch) người dân nơi đây tổ chức các hoạt động Lễ giỗ Mậu tại đền Đức Mẹ. Lễ bắt đầu vào giờ Dần (từ 5h - 7h). Đặc biệt năm nay, lễ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài vùng đến dự.

Du khách thập phương về dự lễ và dâng hương.

Ngoài những ngày lễ hội, vào các dịp đặc biệt như lễ tết đầu năm, khách thập phương trong cả nước vẫn thường xuyên tụ họp về đây để thắp hương tưởng niệm, cầu an, cầu lộc.

Việc người dân địa phương đã khôi phục lại lễ giỗ Mậu tại Đền Đức Mẹ nhằm tiếp tục giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng làng xã, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của quê hương.

Một số hình ảnh khác tại Lễ giỗ Mậu:

Đền Đức Mẹ gồm các hạng mục: Miếu trình, hệ thống cổng, nhà đón tiếp, hạ điện, bàn thờ ngoài trời, miếu cô, niếu cậu, cung thượng và thượng điện. 

Hàng năm cứ đến ngày mồng 3 tháng 3 (âm lịch) người dân xã Sơn Thịnh tổ chức các hoạt động Lễ giỗ Mậu tại đền Đức Mẹ với đông đảo du khách trong và ngoài vùng đến dự.

Người dân quét dọn sau những lượt đông đảo du khách

Căn nhà gỗ tiếp khách của đền Đức Mẹ

Đền Đức Mẹ được tỉnh Hà Tĩnh công nhận là công trình di tích lịch sử văn hóa vào năm 2009.

Khánh Linh - Phi Long

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến