Dòng sự kiện:
Thí điểm bỏ công chức, viên chức: Không làm được nên dành cơ hội cho người khác
22/05/2017 15:21:51
“Giáo dục cần sự đổi mới quyết đoán để nâng cao chất lượng. Giáo viên, ai có trình độ, dạy được thì làm, còn không nên nghỉ để người khác làm. Không thể cứ như một cây tầm gửi bám vào hệ thống khiến nó ngày càng ì ạch được”, một giáo viên cho hay.

Thời gian sắp tới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ sẽ triển khai thí điểm bỏ công chức, viên chức đối với giáo viên, thay vào đó là chế độ hợp đồng “có vào - có ra” với chế độ đãi ngộ lớn. Nhiều giáo viên cho rằng, đó là một sự đổi mới hợp lý. 

Vấn đề nằm ở chỗ: Chúng ta quản lý thế nào để công khai và minh bạch công tác tuyển dụng, sử dụng lao động?

Thầy Lê Văn Toán (giáo viên trường Tiểu học Kiên Thành – xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, Yên Bái) ủng hộ chủ trương này: “Tôi nhất trí với việc bỏ công chức, viên chức giáo viên, thay vào đó là chế độ hợp đồng.

Giáo dục cần sự đổi mới quyết đoán để nâng cao chất lượng. Giáo viên, ai có trình độ, dạy được thì làm còn không nên nghỉ để người khác làm. Chứ không thể cứ như một cây tầm gửi bám vào hệ thống, khiến nó ngày càng ì ạch.

Tôi đã đứng lớp được 24 năm, nhiều người hỏi tôi, có tuổi rồi liệu có chạy theo sự đổi mới được không?

Tôi trả lời: “Đây là cuộc chơi song phẳng, nếu không có trình độ thì hãy bước ra và dành cơ hội cho người khác”.

Khi thông tin Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm bỏ công chức, viên chức đối với giáo viên, nhiều đồng nghiệp của tôi phản đối. Tôi hiểu, họ phản đối vì quyền lợi bị ảnh hưởng, vì miếng cơm manh áo.

Nhưng bỏ công chức, viên chức là hợp lý, miễn là ta đừng ào ào tuyển dụng mà cần theo lộ trình để dần dần chúng ta tiếp cận những tinh hoa trên thế giới; phù hợp với đạo đức, văn hóa Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng”.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm bỏ công chức, viên chức với giáo viên

Đồng tình với quan điểm bỏ công chức, viên chức giáo viên, cô Đặng Thị Thủy – giáo viên tiểu học Bình Dương cho hay: “Tôi ủng hộ việc bỏ công chức, viên chức trong ngành, vì nó giúp cho nền giáo dục trở nên sòng phẳng hơn. Ai có năng lực thì làm, không thì thôi. Việc đổi mới này cũng giúp cho giáo dục trở nên năng động hơn.

Theo Infonet

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến