Dòng sự kiện:
Thời đại 'loạn' thông tin: mẹ trẻ đau đầu tìm cách ngăn ngừa táo bón cho con
19/06/2019 15:26:52
Mẹ cần biết, táo bón không phải là bệnh nhưng là một biểu hiện rối loạn tiêu hóa không thể coi thường. Táo bón để lâu ngày không chữa trị tận gốc, tái phát thường xuyên sẽ làm hệ tiêu hóa bị mất cân bằng...

Nuôi con chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Từ chuyện cho con ăn gì, thực đơn hôm nay không được giống hôm qua, cân đo đong đếm cho đủ chất đủ lượng đã là một bài toán đau đầu. Nhưng con ăn xong, cha mẹ còn phải theo dõi diễn biến khi con đi vệ sinh nữa, từ A-Z, từ "đầu vào" cho đến "đầu ra".

Là một người mẹ, không chỉ sát sao, chăm lo cho con từ miếng ăn, giấc ngủ, mà ngay cả chuyện "đầu ra" của con cũng cần phải chú ý. Sản phẩm "đầu ra" của con cũng là thông điệp sức khoẻ mà con đang gửi đến ba mẹ. 

Khi trẻ bị táo bón không nói thành lời mà thể hiện bằng cách khóc và những cơn quấy cả nhà, đó quả là một trong những cơn "ác mộng" của ba mẹ. "Bản thân tôi là một bà mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm. Thế nên, tôi đã coi Internet như là bách khoa toàn thư để nuôi con bằng cách tham khảo nhiều thực đơn ăn dặm từ các mẹ trên thế giới. Kết quả là hệ tiêu hóa của con tôi bị "choáng ngợp"với các thực đơn ấy và thế là trẻ bị táo bón. Lúc đó, tôi chủ quan nghĩ trẻ nhà mình chỉ bị một vài lần rồi khỏi, không bị ảnh hưởng gì..."

Đó không phải là lời chia sẻ của riêng ai, mà còn là vấn đề của biết bao bà mẹ khác. Một vài mẹ chăm con bằng thực đơn thiếu cân bằng dinh dưỡng, cho con uống ít nước, ăn ít rau, ít trái cây. Hay chính từ việc pha sữa cũng là nguyên nhân khiến con bị "bí" nếu chẳng may pha sữa đặc hơn so với hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, khả năng hấp thu của trẻ cũng khác người lớn nhưng không được mẹ chú ý cho một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp để trẻ dễ hấp thu; đó mới là nguyên nhân chính làm trẻ bị táo, gây ra những cơn quấy khóc, đau đớn cho trẻ. Vậy mới biết, mẹ hiểu con là phải hiểu cả đường tiêu hóa của con.

"Hóa ra, "thủ phạm" chính khiến con tôi chậm lớn, lại là những đợt táo bón mà tôi luôn coi nhẹ, cho rằng đó chỉ là một vài phản ứng của cơ thể khi thay đổi chế độ dinh dưỡng mới, thức ăn không hợp,..."

Mẹ cần biết, táo bón không phải là bệnh nhưng là một biểu hiện rối loạn tiêu hóa không thể coi thường. Táo bón để lâu ngày không chữa trị tận gốc, tái phát thường xuyên sẽ làm hệ tiêu hóa bị mất cân bằng, các lợi khuẩn trong đường ruột bị thiếu hụt vì môi trường nhiều hại khuẩn. Và từ đây, việc chậm hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết vì hệ tiêu hóa không thể hoạt động đúng cách, sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của con, khiến con chậm lớn.

Trẻ nhỏ muốn phát triển tốt cần có hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngay từ đầu. Cần cân bằng tỉ lệ giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột. Nên việc ba mẹ ép con ăn nhiều, ăn đủ chất thôi vẫn chưa phải là đủ, mà còn phải biết "tính toán", biết cân bằng các chất dinh dưỡng mà con nạp vào.

"Làm mẹ là một khóa học và đây là một trong những bài học xương máu mà tôi rút ra được từ những lần chạy đôn chạy đáo chữa táo bón cho con."

Số liệu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa chiếm tới 47% trong tổng số trẻ tới tư vấn và khám bệnh tại đây. Do vậy, việc đảm bảo cho trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời là vô cùng cần thiết.

Được tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, tôi nhận ra rằng: giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ có nhiều cách, nhưng trong đó quan trọng và cốt lõi nhất vẫn là giải pháp dinh dưỡng giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh để tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. 

Tôi tích cực cho con mình uống đủ nước, pha sữa theo đúng hướng dẫn, tăng cường ăn rau, trái cây có chứa hàm lượng lớn chất xơ hòa tan nhằm đảm bảo đủ và đúng lượng chất xơ cho trẻ. 

Tôi khuyến khích con chạy nhảy, vận động nhiều để kích thích quá trình trao đổi chất. Đi đại tiện và tiểu tiện theo giờ, một bài học tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại rất có hiệu quả trong việc phòng tránh và điều trị táo bón.

Không coi thường bất kì biểu hiện rối loạn tiêu hóa nào của trẻ như táo bón, đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy, đầy hơi, trướng bụng, biếng ăn, chậm tăng cân, …. trong quá trình phát triển của con. Đặc biệt, tôi chỉ cho trẻ dùng thuốc theo toa của bác sĩ, tuyệt đối không nghe lời khuyên, mẹo vặt của các "lang băm" trên mạng. 

Lắng nghe ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, tôi hiểu tầm quan trọng của việc tăng cường hấp thu cần được đặt làm ưu tiên hàng đầu. Với một hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, trẻ cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cường hấp thu, nếu không, có ăn nhiều, ăn bổ, cũng chỉ là vô ích.

Việc tăng cường hấp thu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị là bổ sung đạm dễ hấp thu như Lactoferrin, đạm Whey giàu Alpha - lactalbumin và hệ Synbiotics cùng sữa non Colostrum. Hệ Synbiotics là sự kết hợp giữa chất xơ hòa tan (Prebiotics) và lợi khuẩn Bifidobacterium Lactis (probiotics) giúp giảm táo bón và cân bằng hệ khuẩn ruột giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt các dưỡng chất. 

Trên thị trường sữa dinh dưỡng cho trẻ, công thức sữa có đầy đủ hệ Synbiotics và những đạm dễ hấp thu kể trên có thể kể đến sản phẩm RISO OPTI GOLD của NutiFood. Công thức sữa đã được đảm bảo chất lượng bởi Tổ chức chứng nhận chất lượng ABS-QE Hoa Kỳ, giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng. Đây là lựa chọn đáng tin cậy cho các mẹ, trợ thủ đắc lực để mẹ đồng hành cùng trẻ trong những năm tháng lớn khôn.

Tìm hiểu nhiều hơn, tôi thấy RISO của NutiFood từng được nhiều người mẹ nổi tiếng như Hoa hậu Jennifer Phạm và các hot mom khác tin dùng cho con nên tôi rất an tâm. Muốn con ăn nhanh chóng lớn, chẳng còn phương pháp nào khác ngoài việc giúp con có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ngay từ đầu để ngăn ngừa táo bón, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng.

Khi con đã được giải quyết xong bài toán hệ tiêu hóa khỏe mạnh để trẻ hấp thu tốt, thì vấn đề táo bón không chỉ là chuyện nhỏ, mà các vấn đề rối loạn tiêu hóa khác như khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, … cũng được giải quyết. Con hấp thu được từng bữa ăn mẹ chăm chút, từng cốc sữa mẹ pha, ba mẹ hạnh phúc nhìn con cao lớn hơn, khỏe mạnh hơn từng ngày. Cả nhà mình thật hạnh phúc, từ nay không còn những "cơn đau đầu" khi tìm cách ngăn ngừa táo bón, tăng cường hấp thu cho con nữa.

PV

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến