Dòng sự kiện:
Từ 2018, VAMC hạn chế việc mua nợ xấu và phát hành trái phiếu đặc biệt
11/05/2018 18:01:57
Từ 2018, VAMC hạn chế việc mua nợ xấu và phát hành trái hiếu đặc biệt, tiến hành phân tích , phân loại các khoản nợ xấu từ 10 tỷ trở lên và thực hiện mua bán đứt đoạn (mua theo cơ chế thị trường).

Tại  Diễn đàn ngân hàng năm 2018: Hướng tới phát triển bền vững tổ chức sáng ngày 8/5, nói về kế hoạch nợ xấu, đối với VAMC, theo ông Nguyễn Tiến Đông - Chủ tịch HĐTV VAMC, Nghị quyết 42 đã thay đổi tư duy về nợ xấu. Trước đây nợ xấu được hiểu là của ngân hàng. Nhưng từ Nghị quyết 42, tư duy của các nhà lập pháp thay đổi, nợ xấu được hiểu là của nền kinh tế.

Từ đó, tạo được động lực và sự chủ động cho VAMC cũng như các TCTD trong việc xử lý nợ xấu: khẳng định được quyền của chủ nợ trong giao dịch dân sự vay trả. Bên cạnh đó, từ nhận thức nợ xấu của nền kinh tế, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành vào cuộc quyết liệt hỗ trợ ngành ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu, để giải phóng nguồn lực, tái tạo nguồn lực. Từ 15/8/2017 khi Nghị quyết 42 có hiệu lực cho đến nay, hiệu quả tăng gấp rưỡi so với các thời kỳ trước.

Ngành ngân hàng nói chung tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong xử lý nợ xấu. vấn đề đầu tiên là trách nhiệm pháp lý của người cho vay. Từ quan hệ dân sự vay trả, tới lúc thu hồi không đủ nợ gốc và nợ lãi, thì dễ phát sinh thành quan hệ hình sự (gây thất thoát tài sản). Từ khi Nghị quyết 42 ra đời cho phép bán dưới giá trí, tạo động lực lớn cho các ngân hàng cũng như VAMC tự tin xử lý.

Bên cạnh đó, ý thức trả nợ của khách hàng tốt lên rất nhiều. Thông thường khi làm việc với các khách hàng khi có nợ xấu trước đây, chỉ có 1/10 khách hàng có thiện chí làm việc. Sau khi có Nghị quyết 42, nhờ các hành lang pháp lý, VAMC cũng như TCTD có quyền thu hồi TSĐB, được địa phương ung hộ, và tạo ra ý thức cho khách hàng. Nhièu khách hàng mới chỉ nhận được giấy gọi làm việc, đã tự động mang tiền đến trả. Nhiều TCTD cũng đã đề nghị VAMC đứng ra làm đại diện để xử lý nợ. Vay trả đã sòng phằng và thị trường hơn rất nhiều.

Thêm vào đó, chính bản thân VAMC có những bước chuyển. Trước đây, VAMC mua nợ xấu chủ yếu bằng trái phiếu đặc biệt và phân tích các khoản nợ xấu từ 30 tỷ trở lên. Tuy nhiên, từ 2018, VAMC hạn chế việc mua nợ xấu và phát hành trái hiếu đặc biệt, tiến hành phân tích , phân loại các khoản nợ xấu từ 10 tỷ trở lên và thực hiện mua bán đứt đoạn (mua theo cơ chế thị trường).

Trong quý IV/2017, VAMC đã được Chỉnh phủ, NHNN cấp 2.000 đồng tỷ thì đã mua thị trường được 3.104 tỷ và đến nay đã nay đã xử lý thu hồi được hơn 3/4 số hơn 3.000 tỷ. Năm 2018, trong kế hoạch với 2.000 tỷ được cấp, VAMC sẽ quay hai vòng gần 2 lần, thực hiện mua 3.500 tỷ đồng.

Trong Quyết định của Thủ tướng tăng vốn điều lệ của VAMC lên 5.000 tỷ đồng, gắn vào đó, VAMC đang xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu công ty, thực hiện mua bán nợ xấu chuyển sang cơ chế thị trường. Theo đó, việc xử lý nợ xấu sẽ đi vào thực chất hơn.

Trước câu hỏi về việc đấu giá toà nhà Saigon Tower, nằm giữa trung tâm TP.HCM, ông Đông cho biết: Hiện ở Việt Nam, khâu thẩm định giá ở tài sản là nợ xấu đang có đơn vị thẩm định giá độc lập. Riêng với VAMC khi thẩm định một tài sản thường công khai, minh bạch và khi có giá thẩm định rồi thì có hội đồng sẽ xem xét để đưa đấu giá. Quá trình thẩm định giá có thể kéo dài từ 1 đến 3 tháng.

Có tài sản ở VAMC đấu giá đến lần thứ 9 vẫn chưa thể bán được, nhưng sẽ được tiếp tục để tìm được điểm giá phù hợp nhất, ông Đông cho hay.

Thu Hà (T/h)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến