Dòng sự kiện:
Venezuela đổi tiền: Phép màu nào đi sau?
23/08/2018 07:36:30
Venezuela vừa phát hành đồng tiền mới, giá trị tương đương giảm 5 số 0 so với đồng tiền trước đó, trong một nỗ lực để thúc đẩy nền kinh tế đang rơi vào khủng hoàng trầm trọng.

Động thái lần này là một phần trong loạt các biện pháp nhằm ngăn chặn đà lạm phát phi mã. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) từng cảnh báo rằng lạm phát của quốc gia này có thể đạt một triệu phần trăm trong năm nay.

Trong một tweet được đăng sau khi công bố đồng tiền mới của Venezuela hôm thứ Hai vừa qua, Tổng thống nước này, Nicolas Maduro, đã ca ngợi các can thiệp lần này như là một giải pháp mang tính cách mạng.

"Chúng tôi tìm thấy công thức mang tính cách mạng, việc đó được coi là trung tâm của tái điều chỉnh chung của xã hội, dựa trên việc sản xuất hàng hóa và giá trị của tiền lương. Với điều đó, chúng ta sẽ đặt dấu chấm hết cho mô hình nghịch đảo đã đô la hoá giá cả trong nước," nhà lãnh đạo 55 tuổi của Venezuela đã ghi trên trang cá nhân của mình.

Thứ Hai được gọi là ngày lễ nhà băng, khi mà các ngân hàng sẽ đóng cửa, cùng lúc đồng tiền mới có hiệu lực. Đồng tiền mới sẽ bớt đi 5 số 0 so với đồng tiền trước đó (Bolivar Soberano mới có giá trị bằng 100.000 Bolivar cũ), và sẽ được chuyển sang tiền điện tử được gọi là Petro, nhằm đơn giản hóa các giao dịch.

Phát biểu với CNN từ Caracas, thủ đô Venezuela, nhà báo Stefano Pozzebon cho biết đồng tiền mới đại diện cho một "thay đổi đáng kể" cho hàng triệu người Venezuela, những người sẽ phải đối phó với các chuyển đổi số. "8h tối qua, tôi vẫn chứng kiến nhiều người mua một lon coke với giá 2.800.000 Bolivar cũ. Tuy nhiên, sáng nay, giá của một lon coke đã được niêm yết với giá mới là 28 bolivar."

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không đồng tình với động thái đổi tiền này. Viết trên Forbes, nhà kinh tế học Steve Hanke của Viện Cato đã mô tả và so sánh về việc chuyển đổi đồng tiền mới như một cuộc “phẫu thuật thẩm mỹ” và nó như một trò "đánh tráo".

"Chuyển đổi đồng tiền Bolivar cũng giống như sự thay đổi thẩm mỹ qua tay những 'bác sĩ phẫu thuật' nổi tiếng của Caracas. Nói thẳng ra là có sự thay đổi, nhưng trên thực tế, không có gì thay đổi về bản chất…”

Nhà lãnh đạo đối lập nổi tiếng Henrique Capriles đã mô tả các biện pháp lần này như là một "thảm họa cuối cùng". Chính phủ đang "đánh bạc mọi thứ và thử nghiệm một cách vô trách nhiệm", Capriles viết trong một bài luận trực tuyến, trong đó ông cáo buộc Maduro "bỏ đói người dân của mình".

Một cuộc khảo sát từ tháng Hai cho thấy gần 90% người Venezuela sống trong nghèo đói và hơn 60% được khảo sát cho biết họ không có đủ tiền để mua thực phẩm.

Các biện pháp kinh tế mới bao gồm mức tăng lương tối thiểu 60 lần sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9. Trong một thông báo hôm thứ Sáu, Tổng thống Maduro cho biết chính phủ nước này sẽ hỗ trợ tăng lương tối thiểu trong 90 ngày, nhưng các nhà tuyển dụng lo lắng rằng họ sẽ không có đủ tiền để trả cho nhân viên.

Giải thích các biện pháp trên truyền hình quốc gia tối Chủ nhật và trên Facebook, Tổng thống Maduro đã mô tả các biện pháp lần này như là một phần của quá trình cân bằng lại. "Đây là một biện pháp đầy phép màu và nó thực sự ấn tượng, biện pháp này tôi phát hiện thông qua những suy nghĩ và phân tích của riêng mình, với tư duy bắt nguồn từ chính người Venezuala và Mỹ La tinh". Và "Nó không thể xuất phát sau 1 đêm".

Các thông báo mới nhất đã khiến các cửa hàng đóng cửa vào cuối tuần, vì không biết phải chuyển đổi sang đơn vị tiền tệ mới như thế nào trong giá các sản phẩm của họ. Trong khi đó, những người mua sắm phải vội vã đến các siêu thị và trạm xăng vẫn còn mở để mua được bằng đồng tiền cũ.

Tuy nhiên vào hôm thứ Ba, hàng ngàn doanh nghiệp đóng cửa để thích ứng với việc chuyển đổi sang Bolivar Sovereign, và nhiều công nhân ở nhà. Các tờ báo mô tả về cơ bản, Venezuela là một quốc gia "bị tê liệt". 

Sự hoang mang ngự trị trong quốc gia giàu dầu mỏ này khi người dân bị hạn chế chỉ rút 10 đồng Bolivar Sovereign từ máy rút tiền. Thị trường đen của Venezuela bằng đô la thậm chí còn đóng băng.

"Neo đồng Bolivar với Petro là neo nó vào không có gì", nhà kinh tế Luis Vicente León nói với hãng tin AFP.

Theo kế hoạch đẩy lùi lạm phát, 3.600 Bolivar mới sẽ bằng một Petro, tiền kỹ thuật số được tạo ra vào tháng Hai. Một Petro bằng giá của một thùng dầu, hoặc khoảng 60 USD. Vì vậy, một đô la theo đó sẽ bằng khoảng 60 Bolivar mới hoặc 6 triệu Bilivar cũ.

Điều đó thể hiện sự mất giá 90% so với tỷ giá hối đoái chính thức trước đó. Nhưng tỷ lệ này chỉ có thể được áp dụng trong các cơ quan nhà nước. Trong thực tế, sự mất giá đưa tỷ giá hối đoái chính thức gần hơn với giao dịch trên thị trường chợ đen.

Ví dụ, vào thứ Sáu một kg đào có giá khoảng 1,1 triệu Bolivar thì đến thứ Ba đã tăng gần gấp đôi, lên 2,1 triệu Bolivar cũ, hoặc 21 Bolivar mới. Tỷ giá thị trường đen cho đồng đô la hôm thứ sáu là khoảng 7 triệu và 8 triệu Bolivar thì đã tăng lên khoảng 14 triệu Bolivar cũ, hay 140 Bolivar mới vào thứ Ba.

Theo  TBNH

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến