Số lỗ này làm Đạm Hà Bắc ghi nhận tổng lỗ lũy kế đến hết quý 2 là 2.876 tỷ đồng.
Doanh thu nửa đầu 2019 của Đạm Hà Bắc đạt hơn 1.595 tỷ đồng, tăng 2%. Tuy nhiên, giá vốn tăng cao, chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều tăng đã khiến DHB rơi vào thua lỗ.
Cụ thể, giá vốn bán hàng của DHB trong kỳ là 1.352 tỷ đồng, tăng 6%; Chi phí tài chính là 410 tỷ đồng, tăng 8%; Chi phí bán hàng là 40,1 tỷ đồng, tăng 19%; Chi phí quản lý doanh nghiệp là gần 47 tỷ đồng, tăng 6%.
Điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh doanh của Đạm Hà Bắc là mảng hoạt động tài chính với doanh thu xấp xỉ 37 tỷ đồng, tăng 418%.
Ảnh minh hoạ
Lãnh đạo Đạm Hà Bắc cho biết, doanh nghiệp này tăng lỗ là do tình hình cung ứng than hết sức khó khăn, giá than tăng, khiến chi phí đầu vào liên tục tăng cao. Bên cạnh đó, tình hình tài chính cũng hết sức khó khăn, chi phí tài chính, lỗ tỷ giá tăng, đặc biệt là lãi phát quá hạn tăng cao.
Hiện nay, gánh nặng tài chính vẫn là nỗi ám ảnh với Đạm Hà Bắc. Năm 2018, Đạm Hà Bắc đạt doanh thu là 3.087 tỉ đồng, nhưng riêng chi phí tài chính gồm lãi ngắn hạn, dài hạn tỷ giá đã là 820 tỉ đồng. Như vậy, chi phí lãi vay chiếm 27-28%. Năm nay, theo tính toán thì chi phí tài chính của đạm Hà Bắc cũng hơn 800 tỉ đồng trên kế hoạch doanh thu 3.100 tỉ đồng.
“Đó là gánh nặng khủng khiếp”, lãnh đạo Vinachem chia sẻ. Chi phí tài chính quá lớn khiến đạm Hà Bắc dù đã tiết giảm chi phí, hoạt động tốt hơn nhưng vẫn rất khó khăn. Vì thế lãnh đạo Vinachem mong rằng có giải pháp để ngân hàng hỗ trợ về chi phí lãi vay, nhất là trong bối cảnh giá điện vừa điều chỉnh tăng thì Tập đoàn không biết phải xoay sở thế nào.
Đạm Hà Bắc là 1 trong 4 "quả đấm thép" thua lỗ của Vinachem, thuộc 12 đại dự án thua lỗ của Bộ Công Thương. Theo kế hoạch của Vinachem, trong năm 2018, Vinachem sẽ bán hết vốn tại Đạm Hà Bắc. Tuy nhiên, với việc thua lỗ nặng như hiện nay, kế hoạch này có lẽ khó thành công.
Đạm Hà Bắc là một thương hiệu đã trở nên quen thuộc đối với những người nông dân và được cho là "huyền thoại" của sự nghiệp phát triển kinh tế miền Bắc của thế kỷ trước.
Năm 2010, Công ty TNHH Một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Hanichemco) triển khai dự án cải tạo, mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc với tổng vốn đầu tư 568 triệu USD. Khi đó nguồn vốn tự có chỉ có khoảng 102 triệu USD, nên công ty phải đi vay tổng cộng hơn 5.000 tỉ đồng
Tuy nhiên, năm 2015, khi dự án đi vào hoạt động, cũng là lúc công ty lâm vào thua lỗ nặng với con số 675 tỉ đồng, năm 2016 số lỗ dự kiến khoảng 488 tỉ đồng.
Theo kế hoạch, năm 2019 Đạm Hà Bắc sẽ hết lỗ luỹ kế, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khi số nợ tăng cao, âm vốn chủ sở hữu, giá phân đạm giảm mạnh cùng sự cạnh tranh quyết liệt, thì nguy cơ công ty thua lỗ sẽ lớn hơn nhiều lần so với dự báo ban đầu.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy