Tại Tiền Giang-cửa ngõ Miền Tây, khi đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận xây dựng sắp hoàn thành; quốc lộ 1 hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng thêm các cây cầu mới; tuyến kênh Chợ Gạo đang triển khai Dự án nâng cấp mở rộng giai đoạn 2 đã tạo mạng lưới giao thông kết nối liên hoàn, thông suốt, thuận lợi giữa TP. HCM và vùng ĐBSCL. Đối với địa phương, trong 5 năm qua, đã đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng để xây dựng, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng nhiều công trình giao thông trọng điểm như: cầu Vàm Trà Lọt, Ngũ Hiệp, Kinh Xáng, Nguyễn Văn Tiếp, Bình Xuân... đã tạo động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, đáp ứng sự mong mỏi của đông đảo người dân.
Cầu Rạch Miễu bắc ngang sông Tiền là tuyến giao thông đường bộ trọng yếu vùng duyên hải phía Đông vùng ĐBSCL
Ông Nguyễn Văn Bé Ba, Giám đốc Hợp tác xã Vận tải cơ giới thủy bộ thành phố Mỹ Tho chia sẻ: “Quốc lộ được nhà nước đã đầu tư rộng rãi, giao thông phát triển hơn lúc trước nhiều. Hiện giờ tuyến cao tốc xong xe chạy từ Miền Tây về TP. HCM chạy ngang tỉnh Tiền Giang dễ dàng hơn ít bị kẹt xe”.
Còn ông Lê Văn Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải tỉnh Tiền Giang cho rằng, do là cửa ngõ Miền Tây nên việc xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường cấp Trung ương và cấp tỉnh tại địa bàn tỉnh Tiền Giang còn tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng: “Giao thông vùng ĐBSCL có tập trung đầu tư, nói chung các tuyến chính, huyết mạch mang tầm cỡ quốc gia đang xây, có tập trung đầu tư bức bách, có phát triển tốt. Tại Tiền Giang các tuyến đường bộ do tỉnh quản lý đang đầu tư khá tốt. Xe ô tô đến các xã đều đi được hết, mấy xã cù lao đi qua phà, ô tô cũng đi qua được”.
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đã thành hình
Ðến nay, hệ thống quốc lộ trong vùng ĐBSCL có tổng chiều dài hơn 2.600km, tăng trên 50% so với 10 năm trước. Các tuyến quốc lộ bị chia cắt bởi hệ thống sông lớn đã được xây dựng công trình cầu vượt sông, hệ thống quốc lộ được đầu tư nâng cấp, mở rộng, các nút thắt về đường thủy nội địa được tháo gỡ. Nhiều cây cầu đã và đang đầu tư có quy mô lớn bắc ngang các con sông chính như: cầu Vàm Cống (nối tỉnh Đồng Tháp với thành phố Cần Thơ), cầu Mỹ Thuận 2 (nối Tiền Giang- Vĩnh Long), cầu Rạch Miễu 2 nối Tiền Giang, Bến Tre), cầu Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) đã thay thế các bến phà trước đây qua lại nhiêu khê, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường bộ an toàn, nhanh chóng.
Cầu Mỹ Thuận 2 bắt qua sông Tiền đang triển khai xây dựng.
Nổi bật của hạ tầng giao thông đường bộ vùng ĐBSCL gần đây phải kể đến công trình xây dựng đường cao tốc TP. HCM-Trung Lương; Trung Lương- Mỹ Thuận và Mỹ Thuận- Cần Thơ. Sau khi tuyến cao tốc này hoàn thành, kết hợp với tuyến TP, HCM- Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận và cầu Mỹ Thuận 2, tạo thành tuyến cao tốc hoàn chỉnh từ TP HCM - Cần Thơ, rút ngắn thời gian di chuyển trên quãng đường này chỉ còn gần 2 tiếng so với 3 - 4 tiếng hiện nay, góp phần giảm áp lực giao thông, tai nạn giao thông trên quốc lộ 1. Khi công trình đưa vào sử dụng, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc sản xuất và vận chuyển hàng hóa tiêu thụ.
Anh Lê Thái Tính, Giám đốc công ty cố phẩn sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long cho biết: “Khi cao tốc đi vào khai thác đối với bản thân doanh nghiệp Vĩnh Long là tin vui vì vận chuyển thuận tiện hơn sẽ có cơ hội để thu hút nhiều nguồn lực chất lượng cao”.
Đường cao tốc TP. HCM- Trung Lương đã phát huy hiệu quả gắn kết giữa TP. HCM và vùng ĐBSCL
Tại Tiền Giang- Vĩnh Long còn gắn kết bởi cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn có tổng mức đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng, do Bộ GT-VT làm chủ đầu tư. Đây là cây cầu bắc qua sông Tiền song song với cầu Mỹ Thuận hiện hữu, kết nối hai tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ đã được khởi công xây dựng hồi đầu năm 2021, dự kiến sẽ được khánh thành và đưa vào sử dụng vào năm 2023. Ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế vùng ĐBSCL phát triển.
“ Cầu Mỹ Thuận 2 và đường cao tốc Mỹ Thuận Cần Thơ sẽ kết nối hoàn thiện tuyến cao tốc từ Cần Thơ đến TP. HCM. Sư liên kết vùng này sẽ là động lực cho liên kết toàn vùng ĐBSCL. Trong đó, tỉnh Vĩnh Long sẽ có nhiều thuận lợi có thêm một cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để kết nối giao thương. Với hạ tầng này sẽ là cơ hội để Vĩnh Long chuyển mình. Tính kết nối vùng tốt giúp cho du lịch Vĩnh Long có thêm cơ hội phát triển”- ông Ngời nói.
Đường cao tốc TP. HCM- Trung Lương đã phát huy hiệu quả gắn kết giữa TP. HCM và vùng ĐBSCL
Đột phá của tỉnh Bến Tre những năm gần đây là phát triển giao thông đường bộ. Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, Bến Tre đã xóa “ốc đảo” bởi xây dựng được các cây cầu quy mô lớn như: cầu Rạch Miễu, Cổ Chiên, Hàm Luông, quốc lộ 60, quốc lộ 57. Hiện nay, Bến Tre còn được Chính phủ đầu tư hơn 5.100 tỷ đồng xây cầu Rạch Miễu 2 đã được khởi công hồi cuối tháng 3 vừa qua và dự kiến sẽ xây cầu Đình Khao nối liền tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long với kinh phí gần 2.500 tỷ đồng.
Theo ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, thời gian qua, Chính phủ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Bến Tre là rất cần thiết, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của người dân và là động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Kênh Chợ Gạo, Tiền Giang mỗi ngày có gần 2.000 phương tiện thủy vùng ĐBSCL qua lại
Ông Trần Ngọc Tam bày tỏ: “Đầu tư về giao thông trọng điểm trong vùng, tôi cho rằng rất đúng đắn để phục vụ cho sự phát triển của cả vùng ĐBSCL. Qua hệ thống giao thông, sự kết nối Bến Tre cũng như các tỉnh duyên hải phía Đông cũng được hưởng lợi từ các công trình đó. Đặc biệt quốc lộ 60 qua quốc lộ 1 cũng như các đường cao tốc, Bến Tre cũng thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư phát triển trong tương lai”.
Quốc lộ 60 tỉnh Bến Tre mật độ phương tiện lưu thông tăng cao
Hầu hết các địa phương vùng ĐBSCL gần đây đều được đầu tư phát triển hạ tầng giao thông bộ. Nhiều công trình, dự án giao thông trong vùng và đã đang được quy hoạch sẽ tiếp tục triển khai; trong đó có dự án đường ven biển ven biển từ Tiền Giang tới Cà Mau, Kiên Giang; quốc lộ 50B kết nối TP.HCM với các tỉnh Long An và Tiền Giang và dự án đường sắt.... sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng chất giao thông của vùng.
Tuy nhiên do mật độ phương tiện lưu thông đường bộ của vùng ĐBSCL ngày càng cao, trọng tải càng lớn; tình trạng một số cầu đường giao thông, bến bãi... đã quá tải, xuống cấp, hư hỏng. Điển hình như Quốc lộ 1 đoạn đi qua địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An có một số đoạn bị ngập nước, xuống cấp cần được đầu tư, nâng cấp sửa chữa. Đặc biệt, quốc lộ 91B đoạn đi qua tỉnh An Giang vừa nhỏ vừa xuống cấp nhưng có rất nhiều xe qua lại; Quốc lộ 53 và quốc lộ 54 đoạn từ Vĩnh Long đi Trà Vinh nhiều đoạn đường hẹp đã xuống cấp rất cần được đầu tư mở rộng nâng cấp phục vụ nhu cầu giao thông, vận chuyển hàng hóa hiệu quả hơn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội vùng đất chín sông ngày càng phát triển./.
Tác giả: Chanh Tuy-Nhật Trường
- Phục hồi phát triển kinh tế - xã hội: Nhìn từ bài toán điều hành giá xăng dầu
- Thủ tướng: Lựa chọn trọng tâm, trọng điểm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ
- Thủ tướng: Bảo đảm điện năng cho phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội
- Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy