Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, sau 5 tháng vận hành, các hợp đồng tương lai (HĐTL) dần bám sát chỉ số cơ sở hơn, tình trạng tăng nóng đã giảm đáng kể và chênh lệch với chỉ số cơ sở được thu hẹp so với năm 2017 khi đỉnh điểm chênh lệch được nới rộng lên 52,8 điểm gây nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
Thực tế đã chứng minh vai trò của TTPS khi thị trường cơ sở (TTCS) có diễn biến xấu. Việc TTCS biến động mạnh trong giai đoạn này cũng khiến giá các HĐTL giao dịch với biên độ khá lớn, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ngay trong phiên. Thanh khoản thị trường nhờ đó tăng tốt, khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt mức 23 nghìn hợp đồng (2.500 tỷ đồng) so với 16 nghìn HĐ (1.400 tỷ đồng) trong tháng 11, 12/2017.
Quy mô giao dịch này là rất tích cực nếu so sánh với TTCS với giá trị giao dịch bình quân phiên là 8.800 tỷ đồng trong quý 1/2018.
TTPS phần nào đã thu hút dòng tiền từ TTCS trong khi giao dịch cổ phiếu cơ sở chậm lại so với tháng 1. Khối lượng mở cũng tăng từ mức 6.600 hợp đồng lên 9.200 HĐ, thể hiện mức độ tự tin của nhà đầu tư đã được cải thiện đáng kể. Đây là những chỉ báo tích cực cho thấy TTPS đã có những bước phát triển cả về lượng và chất.
Thanh khoản thị trường phái sinh gia tăng. Nguồn: HOSE, Bloomberg
Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam, giao dịch trong phiên vẫn chiếm tỷ trọng lất át, với KLGD trong ngày cao gấp 2-3 lần khối lượng mở cuối phiên. Vai trò của TTPS thiên về đầu cơ theo xu hướng giá hơn là phòng vệ rủi ro.
Nhận định về diễn biến của TTPS trong quý II/2018, ông Linh cho rằng, diễn biến của thị trường sẽ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào TTCS. TTPS mang lại cơ hội có lãi trong cả xu hướng tăng và giảm. Mức sinh lời kỳ vọng khi đầu tư phái sinh càng tăng khi mức biến động của thị trường cơ sở càng lớn.
“Nếu quý II/2018, TTCS có nhiều biến động, các nhà đầu tư sẽ tham gia tích cực hơn trên phái sinh, nhờ đó thanh khoản sẽ gia tăng. Thanh khoản cao là yếu tố hàng đầu để tạo ra tính hấp dẫn của TTPS, từ đó thu hút thêm sự tham gia của các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư nước ngoài. Công năng phòng ngừa rủi ro của phái sinh nhờ vậy cũng sẽ được thể hiện rõ hơn” – ông Linh cho biết.
Cũng theo ông Linh, trong tương lai gần, sự ra mắt của sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW) cũng đang được thị trường rất kỳ vọng. Mức sinh lời kỳ vọng cao hơn so với đầu tư chứng khoán cơ sở và ít bị hạn chế T+ là yếu tố kích thích với các nhà đầu tư ưa mạo hiểm.
Xa hơn, HĐTL trái phiếu sẽ là một kênh để lôi kéo sự tham gia các nhà đầu tư tổ chức vào TTPS. Dựa trên thành công của VN30, HĐTL của các chỉ số khác và kể cả của cổ phiếu cũng có thể được lên niêm yết. Do vậy, thanh khoản cùng với sự đa dạng về hàng hóa sẽ là 2 nhân tố giúp hoàn chỉnh một TTCK phái sinh thực thụ…
Theo báo Hải quan
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy