10 sự kiện làm nên lịch sử tiền tệ từ năm 1980 (kỳ 1)
29/08/2014 15:08:19
(ANTT.VN) Ngày nay, đồng tiền gần như quyết định mọi vấn đề. Chính vì vậy, sự thay đổi của đồng tiền gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế xã hội, an ninh trật tự…
Trong vài thập kỷ qua, thị trường tiền tệ đã chứng kiến những sự kiện kịch tính và trọng đại. Hầu hết trong số đó đã làm rung chuyển toàn bộ thị trường tài chính và gây ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí sụp đổ.

Thỏa thuận Plaza và sự phá giá của đồng USD (năm 1985)

Được đặt tên theo một khách sạn tại New York, nơi hiệp ước được ký kết bởi Mỹ, Pháp, Tây Đức, Nhật Bản và Anh. Mục tiêu của bản hiệp ước là làm giảm giá trị đồng USD thông qua sự can thiệp trên quy mô lớn của ngân hàng trung ương vào các thị trường tiền tệ, nơi đồng USD đang được rao bán với lãi suất thị trường thấp hơn so với các đồng tiền của những quốc gia khác.

Hiệp ước trên là kết quả của những biến động trong khoảng thời gian 5 năm từ trước năm 1985, khi đồng USD tăng mạnh so với các đồng tiền của các đối tác thương mại lớn của Mỹ. Sự tăng giá của đồng USD đã giết chết khả năng cạnh tranh của công nghiệp Mỹ, gây ảnh hưởng nặng nề cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, tự động và máy móc, đồng thời châm ngòi cho các cuộc kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua luật bảo hộ nhằm làm chậm làn sóng nhập khẩu.

George Soros và đồng bảng Anh (1992)

Vào thập niên 1990, dù là một thập niên thịnh vượng cho nền kinh tế thế giới, vẫn đầy rẫy những bất ổn trong mọi ngõ ngách của thị trường tiền tệ thế giới.

Trong giai đoạn đầu của đồng tiền chung châu Âu euro, Liên minh châu Âu (EU) có hình thức kiểm soát tiền tệ, được gọi là cơ chế tỷ giá hối đoái nhằm giữ cho các loại tiền tệ chính trong một phạm vi giá trị tương quan với nhau. Vào lúc đó, Vương quốc Anh cũng xem xét khả năng gia nhập liên minh tiền tệ này, dù khá miến cưỡng.

Với một nền kinh tế trên bờ vực suy thoái, nước Anh phải vật lộn để duy trì cho đồng bảng nằm trong phạm vi thích hợp với đồng mác Đức. Ở thời điểm đó, giá trị đồng mác bị thổi phồng quá mức do lãi suất tăng cực cao, liên quan tới chi phí đi vay của nước Đức sau khi thống nhất.

Nhà đầu tư George Soros cũng nhiều người khác trên thị trường đã cho bán không đồng bảng Anh trên quy mô lớn và liên tục, khiến giá trị đồng tiền của Anh giảm xuống mức gây đe dọa cho biên độ giao dịch. Để cứu vãn tình thế, Chính phủ Anh phải tăng lãi suất đồng thời can thiệp mạnh vào thị trường. Kết quả, các thương nhân chiếm ưu thế và Anh phải rút khỏi Cơ chế thị trường ngoại tệ châu Âu. Về phần mình, Soros đã thu về hơn 1 tỷ USD.

Sự sụp đổ của đồng peso, Mexico (1994-1995)

Sự phá giá đột ngột của các loại tiền tệ là một trong những vấn đề khó khăn nhất của chính phủ các nước, và sự sụp đổ của đồng peso xảy đến trong bối cảnh nền kinh tế yếu ớt, giá dầu thấp, và các khoản nợ ngày một chồng chất. Tuy nhiên, Chính phủ Mexico ngay lập tức quyết định đảo ngược chính sách thắt chặt tiền tệ đã giúp đồng peso biến thành một tiền tệ cố định.

Đồng 100 Peso của Mexico

Động thái trên diễn ra vào thời điểm trùng khớp với một loạt sự kiện như nợ chính phủ của Mexico được các chủ nợ gia hạn và Bộ trưởng tài chính Jaime Serra Puchera từ chức sau bạo loạn vũ trang tại một bang miền Nam. Các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo trái phiếu Mexico, ngân hàng trung ương cố gắng bảo vệ đồng peso khỏi sụp đổ và làm suy giảm dự trữ của chính mình.

Chính phủ Mexico đã cho thiết lập lãi suất cố định mới thấp hơn so với đồng USD song vẫn không làm dịu được sự hoảng sợ của các nhà đầu tư. Mỹ buộc phải mua đồng peso để ổn định tình hình và hợp tác với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để đàm phán gói giải cứu cho Argentina.

Đồng USD thấp kỷ lục so với đồng yên (1995)

Mùa xuân năm 1995, thị trường phát tín hiệu báo động khi đồng USD xuống thấp lịch sử so với đồng yên Nhật Bản. Tỷ giá giữa đồng USD và đồng yên đặc biệt quan trọng do nền kinh tế Nhật Bản đang phải đương đầu với sự ghen tị của các đối tác thương mại.

Đây cũng là giai đoạn ra đời của thuật ngữ "thâm hụt kép", lần đầu được sử dụng để miên tả tình trạng thâm hụt thương mại song hành cùng thâm hụt ngân sách trên quy mô lớn của Mỹ.

Đồng USD mất giá trị đã gây ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế thế giới. Theo ghi chép, đồng USD giảm xuống dưới 80 yên. Đối với nhiều người, nó là báo hiệu sự kết thúc của đồng USD với vai trò là đồng tiền dự trữ. Tuy nhiên, đối với nhiều người khác, nó lại là bước khởi đầu của giai đoạn phục hồi của đồng USD trong thập niên mới. Tất nhiên, 10 năm sau, một lần nữa đồng USD lại xuống mức thấp kỷ lục so với đồng yên.

Đồng baht Thái Lan sụp đổ và khủng hoảng tài chính châu Á (1997)

Chuỗi phản ứng dây truyền toàn châu Á khởi đầu từ Thái Lan. Bất động sản bùng nổ khiến nền kinh tế bị thổi phồng quá mức, ngân hàng trung ương không đủ lực để bảo vệ cho thị trường và đồng baht gần như vô giá trị.

Các nhà đầu tư đau đầu tìm cách giải cứu tài sản Thái Lan, đồng thời để mắt tới các khu vực khác của châu Á, nơi đồng tiền cũng bị suy yếu. Một số nước đã may mắn không rơi vào vòng xoáy sụp đổ tài chính là Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Thị trường chứng khoáng về Hàn Quốc trước đó đã sụt giảm vào mùa thu năm 1997, gây hoảng loạn cho các nhà đầu tư Mỹ. Nhiều nước châu Á đã nhận được gói cứu trợ tài chính từ IMF lớn hơn của Mexico.

PV (tổng hợp)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến