10 sự kiện làm nên lịch sử tiền tệ từ năm 1980 (kỳ 2)
03/09/2014 14:30:38
ANTT.VN – Cầm 50 tỷ chỉ để đi mua 2 ổ bánh mỳ, đó là sự lạm phát kinh hoàng tại Zimbabwe. Thậm chí Zimbabwe cho phát hành tờ tiền có mệnh giá lên tới 1 nghìn tỷ.

Khủng hoảng đồng rúp Nga (Năm 1998)

Đồng rúp đã sống sót sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở châu Á, nhưng sự yếu kém trong quản lý của Matxcơva đã giáng một đòn mạnh vào thị trường thế giới năm 1998. Chính phủ Nga không duy trì được sự ổn định trong những năm đầu thời hậu Xô viết cũng như không đặt được nền móng vững chắc cho nền kinh tế.

Các nhà đầu cơ tiền tệ trên thị trường đã đồng loạt tấn công đồng rúp, khiến ngân hàng trung ương phải vất vả chống trọi bằng cách can thiệp vào thị trường và đẩy lãi suất lên cao. Sự chậm trễ trong gói giải cứu của IMF càng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Khi các nhà đầu tư tháo chạy, Nga gần như vỡ nợ, đồng rúp bị phá giá nghiêm trọng và thả nổi, khiến các ngân hàng thương mại phải tạm ngừng thanh toán cho các chủ nợ nước ngoài.

Khủng hoảng kinh tế Argentina (Năm 1998 - 2002)

Nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng của Argentina là do đồng peso bị gắn chặt với đồng USD. Đặc biệt, tỷ giá hối đoái thuận lợi một cách bất hợp lý (1-1) dẫn đến nhập siêu quá mức, làm suy yếu kinh tế Argentina. Trong khi đó, nợ chính phủ lại quá cao và chồng chất, song IMF đã bơm tiền và lùi thời gian thanh toán nợ cho Argentina.

Kết quả là, sự suy giảm của kinh tế Argentina đã buộc IMF phải bắt tay vào hành động. Trong khi đó, Chính phủ Argentina lại tung ra một loạt chính sách thắt lưng buộc bụng càng làm nền kinh tế suy yếu hơn, và phải cần nhiều tiền hơn đề bù đắp thiếu hụt từ các khoản thu thuế. Cải cách và tình trạng thất nghiệp dẫn đến tình trạng bất ổn dân sự và ngân hàng sụp đổ.

Ngay sau đó, Argentina bị hãng xếp hạng Standard & Poor hạ xếp hạng tín nhiệm, khiến chi phí đi vay tăng vọt và chính phủ cũ phải từ chức và thay bằng một chính phủ mới. Cùng thời điểm đó, IMF cũng tuyên bố cắt giảm viện trợ cho Argentina.

Cuối năm 2001, bạo loạn nổ ra trên khắp các đường phố ở Buenos Aires, Argentina tuyên bố vỡ nợ. Chỉ một thời gian ngắn sau năm 2002, tỷ giá hối đoái cố định 1-1 giữa đồng peso và USD được hạ xuống. Chính phủ Argentina cho thả nổi đồng peso và đồng tiền này đã nhanh chóng bị rớt giá.

Đồng euro ngang giá với USD (năm 2000)

Khi Argentina sụp đổ, một câu chuyện khác về tỷ giá hối đoái cân bằng cũng diễn ra ở hai bờ Đại Tây Dương. Đồng tiền chung châu Âu được tung ra thị trường vào năm 2000, với tỷ giá ban đầu vào khoảng 1,16 USD. Sau một loạt phiên gia tăng bau đầu, đồng euro bắt đầu giai đoạn sụt giảm dài và sâu nhất trong năm. Nguyên nhân là do dòng vốn đổ xô vào kinh tế đang bùng nổ cùng tài sản đầy hấp dẫn của Mỹ.

Các ngân hàng trung ương phải nhóm họp, mua lại đồng euro để đẩy giá trị của đồng tiền chung châu Âu, song không mang lại hiệu quả. Đồng USD trở lại ngôi vương của mình sau một thời gian bị đồng euro non nớt chiếm giữ. 8 năm sau, đồng bảng Anh quay lại và đồng euro đã tăng so với đồng USD.

50 tỷ Zimbabwe chỉ đủ mua hai ổ bánh mỳ (1999 - 2009)

Đôi khi khủng hoảng trở nên vô cùng tồi tệ và Zimbabwe chính là một điển hình như vậy. Chính phủ đã bỏ rơi đồng đô la Zimbabwe vô giá trị sau hai thập niên siêu lạm phát.Trong khoảng thời gian 4 năm, ngân hàng trung ương Zimbabwe đã phát hành tiền với mệnh giá tăng gấp 3 lần. Đỉnh điểm, Zimbabwe cho phát hành tờ tiền có mệnh giá lên tới 1 nghìn tỷ. Chính phủ Zimbabwe buộc phải cho phép sử dụng một số ngoại tệ khác như bảng Anh, euro và USD.

Đồng AUD ngang giá với đồng USD (2010)

Bây giờ và về sau, một sự kiễn trên thị trường tiền tệ có thể được coi là một biểu tượng khi nó mang tính chất như một chất xúc tác. Điển hình là sự kiện diễn ra vào tháng 10/2010 khi đồng AUD ở châu Đại dương biệt lập sánh ngang hàng với đồng USD đầy quyền lực của Mũ. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1983, đồng tiền Australia giao dịch ở mức ngang bằng với đồng USD. Sức mạnh của đồng AUD được nhân đôi so với các đồng tiền khác nhờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên thích hợp cho xuất khẩu.

PV(tổng hợp)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến