Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới ngày 20/5, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam hơn 11,07 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Đầu tư mới vẫn duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ kể cả về số dự án và vốn đầu tư. Có 1.227 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 27,5% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký đạt gần 7,92 tỷ USD.
Vốn điều chỉnh, vốn góp, mua cổ phần ... cùng sụt giảm. Vốn thực hiện đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 7,43 tỷ USD, chiếm 67,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 11,9% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 1,98 tỷ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ.
Xét về địa bàn thu hút đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã hiện diện tại 47 tỉnh, thành phố. Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 12 lần cùng kỳ, do có dự án lớn với tổng vốn đầu tư 730 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỷ USD.
Hà Nội đứng vị trí thứ 2, thu hút gần 1,14 tỷ USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, nhưng so với cùng kỳ năm trước vẫn giảm 39%. Bắc Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,06 tỷ USD, chiếm gần 9,6% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là TPHCM, Đồng Nai, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hưng Yên. Riêng 10 địa phương này đã chiếm 74,7% số dự án mới và 75,2% số vốn đầu tư của cả nước trong 5 tháng.
Theo đối tác đầu tư, Hàn Quốc rót vốn mạnh nhất với tổng vốn đăng ký hơn gần 87,2 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với gần 77,9 tỷ USD (chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc).
“Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực năng lượng, sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic, sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 5 tháng”, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài 5 tháng đầu năm nay tiếp tục tăng so với cùng kỳ. Nhóm này xuất siêu 19,57 tỷ USD kể cả dầu thô (18,52 tỷ USD không kể dầu thô), bù đắp phần nhập siêu hơn 11,05 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đây là bệ đỡ giúp cả nước xuất siêu khoảng hơn 8,5 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.
Tác giả: Việt Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy