Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tại Hà Nội chiều nay (25/7), ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết, từ thực tế diễn biến mưa lũ phức tạp, cực đoan trong khoảng 1 tháng gần đây (cuối tháng 6 đến nay) ở khu vực và trong nước đã và đang gây tác động lớn đến đời sống, sản xuất.
“Hiện nay công tác khắc phục hậu quả thiên tai mới xử lý bước đầu, tạm thời, khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng rất thấp”, ông Hoài cho biết.
Mưa lũ thời gian qua đã gây ra 48 sự cố đê điều/17.819 m tại 9 tỉnh (Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An).
Hiện có 244 km đê thiếu cao trình (tập trung ở hạ lưu hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã); 713 km đê không đảm bảo mặt cắt thiết kế; 318 vị trí/79 km thường xảy ra đùn sủi, thẩm lậu khi có lũ; 477 cống cũ, hư hỏng và 220 km kè bị hư hỏng, xung yếu cần tu bổ, sửa chữa.
Trong đó có 93 cống hư hỏng nặng cần xây mới thay thế; 239 trọng điểm đê điều xung yếu phải xây dựng phương án bảo vệ trong mùa mưa lũ 2018.
Với kinh phí 1.300 tỷ đồng đã được Thủ tướng đồng ý hỗ trợ để xử lý cấp bách các sự cố đê do ảnh hưởng của bão, lũ năm 2017, dự kiến sẽ xử lý được 14 cống dưới đê xung yếu, 53,3 km đê thấp, 181,8 km đê chưa đảm bảo mặt cắt thiết kế. Xóa được 13 trọng điểm xung yếu, trong đó 4 trọng điểm cống và 9 trọng điểm đê kè. Còn tồn tại 190,7 km đê thiếu cao trình; 531,2 km đê không đảm bảo mặt cắt thiết kế; 79 cống cần xây mới thay thế.
Tại cuộc họp, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai Trung ương Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Tác động rừng và đất rừng, toàn bộ phía bắc đã ở mức bão hoà, có nghĩa là rất nguy hiểm, thiên tai có thể gây thiệt hại về người bất cứ lúc nào. Giờ không chỉ còn sạt lở cục bộ mà tổn thương rất mạnh, có những lúc sạt lở cả chục cây số. Hiểm hoạ khôn lường, đã quá sức chịu đựng của hạ tầng trong khi đó thiên tai liên tục nên chưa thể phục hồi. Từ hôm nay mưa sẽ tiếp tục, nên toàn bộ Ban Chỉ đạo và các địa phương cần tập trung cao độ và hết sức chủ động trong tình hình này”.
Về việc ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển, Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai cho biết trên phạm vi cả nước hiện có 2.055 điểm sạt lở với tổng chiều dài 2.710km, trong đó: sạt lở đặc biệt nguy hiểm là 93 điểm, tổng chiều dài 237 km; sạt lở nguy hiểm: 735 điểm, tổng chiều dài 911 km; sạt lở bình thường: 1.227 điểm, tổng chiều dài 1.562 km.
Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hiện có 562 vị trí bờ sông, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài 786 km, trong đó có 513 vị trí sạt lở bờ sông với tổng chiều dài 520km và 49 vị trí sạt lở bờ biển với tổng chiều dài 266km.
Với sự cố vỡ đập thuỷ điện tại Lào, Trưởng ban Chỉ đạo Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các đơn vị chức năng sớm có tổng hợp thông tin về cộng hưởng các tác động từ những đợt áp thấp vừa qua đến vùng Đồng bằng Sông Cửu long, sự cố vỡ đạp thuỷ điện tại Lào và các tác động từ thượng nguồn sông Mekong
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết, Bộ Quốc phòng đã chính thức điều động lực lượng cùng nhiều phương tiện hành quân sang Lào. Theo đó, các lực lượng, phương tiện của Quân đội Việt Nam sẽ tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ người dân địa phương.
Theo Chính phủ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy