Bà Châu Thị Yến, vợ Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Thủy sản Mekong (MCK: AAM) vừa báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu sau khi thông báo bán 50 nghìn cổ phiếu vào đầu tháng 8.
Cổ phiếu được giao dịch từ ngày 8/8 đến ngày 19/8, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Tuy nhiên, do giá bán chưa đáp ứng được kỳ vọng nên bà Yến đã không thực hiện giao dịch hết số lượng cổ phiếu đã đăng ký.
Trước đó, bà Châu Thị Yến đã liên tục đăng ký bán cổ phiếu vào tháng 5 và tháng 6, tuy nhiên các giao dịch đều chỉ được thực hiện một phần, không được hoàn tất do giá bán chưa đạt được kỳ vọng.
Trước khi đăng bán, bà Yến sở hữu 134.986 cổ phiếu tương đương 1,29% vốn của Thuỷ sản Mekong. Sau khi bán 25.100 cổ phiếu, bà Yến vẫn giữ trong tay 109.886 cổ phiếu, chiếm tỉ lệ 1,05%.
Chốt phiên giao dịch ngày 26/8, cổ phiếu AAM ở mức 12.200 đồng/cổ phiếu, giữ nguyên so với mức tham chiếu. Theo đó, tổng số tiền bà Châu Thị Yến thu được sau lần bán cổ phiếu này là hơn 306 triệu đồng.
Diễn biến thị giá cổ phiếu AAM.
Ngoài ra, kể từ ngày 17/8/2022, cổ phiếu AAM đã được đưa ra khỏi diện cảnh báo nhờ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 30/6 của công ty là 9,14 tỷ đồng và có ý kiến kiểm toán là chấp thuận toàn phần căn cứ báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022, thuộc trường hợp chứng khoán được đưa ra khỏi diện kiểm soát.
Về kết quả kinh doanh, quý II/2022 công ty thu về 67,5 tỷ đồng từ doanh thu thuần, cao hơn 3 lần so với cùng kỳ. Nhờ đó, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt mức 15 tỷ đồng, tăng vượt trội so với quý II/2021.
Trong quý, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lần lượt 123% và 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, doanh nghiệp vẫn thu về gần 8,5 tỷ đồng lợi nhuận.
Sau khi trừ các chi phí, doanh nghiệp thu về 8,8 tỷ đồng lợi nhuận, mức tăng tích cực so với khoản lỗ trong quý II/2021.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt 123 tỷ đồng, tăng 108%. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đạt gần 11 tỷ đồng, thoát lỗ so với nửa đầu năm 2021.
Năm 2022, công ty đặt ra mục tiêu thu về 160 tỷ đồng doanh số và 1 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, trong nửa đầu năm 2022, công ty đã hoàn thành 79% kế hoạch doanh số và vượt chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của cả năm.
Cũng trong năm 2022, Thủy sản Mekong đặt ra mục tiêu đạt sản lượng 3.000 tấn đối với các mặt hàng đông lạnh và 4.000 tấn đối với mặt hàng cá tra thương phẩm.
Về tình hình tài chính, tại ngày 30/6/2022, tổng tài sản của công ty ở mức 217 tỷ đồng, tăng nhẹ 8% so với số đầu kỳ. Trong đó, đáng kể đến các khoản đầu tư tài chính tăng hơn 10, từ mức 6, 1 tỷ đồng tại đầu kỳ lên mức 64,1 tại cuối kỳ. Tương tự, các khoản phải thu ngắn hạn đạt 18,8 tỷ đồng, tăng hơn 141% so với số đầu kỳ.
Ngược lại, chỉ số hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm xuống còn 45 tỷ đồng, sụt giảm hơn 46% so với đầu năm, chủ yếu đến từ việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang từ 45 tỷ đồng xuống còn 12 tỷ đồng vào cuối kỳ.
Dư nợ phải trả của công ty đến cuối tháng 6 tăng hơn 77%, lên mức 12 tỷ đồng.Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở cuối kỳ là 205 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% từ 194 tỷ đồng tại đầu kỳ.
Tác giả: Nguyễn Phương Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy