Chỉ trong nửa cuối tháng 7 vừa qua, có 3 nhóm hàng xuất khẩu đạt trị giá kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: Điện thoại, dệt may, máy vi tính.
Trong đó, điện thoại thu về 2,375 tỷ USD; dệt may đạt 1,575 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,504 tỷ USD.
Như vậy, chỉ riêng 3 nhóm hàng này chiếm tới 46,2% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước trong nửa cuối tháng 7 vừa qua.
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu điện thoại trong 15 ngày cuối tháng 7 còn lớn hơn tổng trị giá kim ngạch của nhiều nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực thu về trong 7 tháng đầu năm như: Rau quả, hạt điều, cà phê, gạo…
Đáng chú ý, nhóm hàng điện thoại và máy vi tính có mức tăng trưởng rất cao.
Cụ thể, 15 ngày cuối tháng 7, điện thoại các loại linh kiện tăng 65,4%, tương ứng tăng 939 triệu USD so với 15 ngày đầu tháng này; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 60,7% tương ứng tăng 568 triệu USD.
Dù chưa có thông tin chính thức nhưng không loại trừ khả năng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và máy vi tính tăng đột biến trong 15 ngày cuối tháng 7 vừa qua liên quan đến sự kiện Tập đoàn Samsung chính thức ra mắt sản phẩm mới Samsung Galaxy Note 9 ngày 9/8 vừa qua.
Galaxy Note 9 là dòng điện thoại cao cấp của Samsung được xem là đối thủ cạnh tranh với các mẫu điện thoại mới nhất của Iphone.
Trong khi đó, Bắc Ninh và Thái Nguyên của Việt Nam đang đặt những nhà sản xuất điện thoại lớn hàng đầu thế giới của Samsung.
Tại các nhà máy ở Việt Nam những sản phẩm điện thoại di động, máy tính bảng thời thượng nhất của Samsung được sản xuất và xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới.
Kết quả trong tháng 7 giúp cho 3 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước tiếp tục duy trì được trị giá kim ngạch “tỷ đô” ở 2 con số.
Trong đó, điện thoại và linh kiện gần đạt 26,5 tỷ USD (tính hết tháng 7); dệt may đạt 16,52 tỷ USD; máy tính và sản phẩm điện tử đạt 15,94 tỷ USD.
Đáng chú ý, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là 2 thị trường mà cả 3 nhóm hàng chủ lực của nước ta đều đạt trị giá kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Tại Hoa Kỳ, kim ngạch dệt may đạt 7,689 tỷ USD, điện thoại đạt 2,743 tỷ USD, máy tính đạt 1,54 tỷ USD. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành hàng dệt may.
Tại Hàn Quốc kim ngạch điện thoại đạt 2,628 tỷ USD, máy tính đạt 1,547 tỷ USD, dệt may đạt 1,566 tỷ USD.
Trong khi đó, thị trường Hồng Kông cũng là thị trường “tỷ đô” đối với điện thoại (đạt 1,09 tỷ USD) và máy tính (đạt 1,233 tỷ USD).
Trong khi đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất với nhóm hàng máy tính (đạt 4,334 tỷ USD) và điện thoại 2,855 tỷ USD.
Ngoài ra, điện thoại còn đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD tại nhiều thị trường lớn ở châu Âu và châu Á như: Anh đạt 1,224 tỷ USD; Áo đạt 2,248 tỷ USD; Đức đạt 1,173 tỷ USD; Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất 2,452 tỷ USD.
Trong khi đó, thị trường “tỷ đô” còn lại của dệt may là Nhật Bản đạt 2,047 tỷ USD; và mặt hàng máy tính là Hà Lan đạt 1,22 tỷ USD.
Như vậy, có thể trong khi điện thoại phủ sóng tương đối đồng đều 3 châu lục lớn là: Á, Âu và châu Mỹ. Trong khi đó, dệt may và máy tính chủ yếu tập trung vào các thị trường lớn ở châu Á và châu Mỹ.
Theo báo Hải quan
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy