Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, trong Hội nghị này, đã có 3 tập đoàn trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ đầu tư mới và mở rộng đầu tư trong năm nay với tổng vốn đầu tư lên đến 3,7 tỷ USD.
Đó là các nhà đầu tư của Cộng hòa Liên bang Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong các lĩnh vực như sản xuất xanh, sản xuất năng lượng tái tạo, sản xuất trong lĩnh vực thiết bị y tế.
Cụ thể, sản xuất xanh, sản xuất năng lượng tái tạo khoảng 1,5 tỷ USD, sản xuất trang thiết bị y tế khoảng 600 triệu USD; sản xuất năng lượng, logictics khoảng 1,6 tỷ USD.
Đây cũng chính là những lĩnh vực mà Việt Nam đang đặt trọng tâm ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài và dành nhiều ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.
Trong tổng số 3,7 tỷ USD sắp rót vào Việt Nam, có đến 1,5 tỷ USD đầu tư vào sản xuất xanh, sản xuất năng lượng tái tạo.
Theo ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến và Thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, các doanh nghiệp Nhật Bản rất sẵn sàng đầu tư tại Việt Nam. Theo khảo sát của JETRO, 47% số người được hỏi cho biết họ sẽ mở rộng kinh doanh trong 1 - 2 năm tới. Trước đó, con số này là 55% vào năm 2021 và 60% vào năm 2022.
Còn theo ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM), từ sau khi kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, có thể thấy rõ ràng rằng Chính phủ cũng như rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc coi Việt Nam là đối tác hợp tác tốt nhất của mình.
Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đang đa dạng hóa cơ cấu đầu tư từ sản xuất chế tạo sang công nghiệp dịch vụ, gần đây đã tăng tỉ trọng đầu tư vào các ngành công nghệ cao, vốn trước đây chỉ tập trung vào các ngành thâm dụng lao động nên chúng ta có thể kỳ vọng vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh và các cơ hội đầu tư mới sẽ tiếp tục tăng lên.
Thủ tướng cho biết, sẽ tập trung rà soát quy định và xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
Tại hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ đã và đang chỉ đạo khẩn trương rà soát, có các giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế trên cơ sở không trái với các quy định và cam kết quốc tế, hài hòa lợi ích giữa các bên, bảo đảm ứng xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
"Chẳng hạn như hỗ trợ liên quan đến đất đai; chi phí nghiên cứu khoa học và công nghệ; cải cách thủ tục hành chính; phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng... để khuyến khích các nhà đầu tư hiện hữu và các nhà đầu tư mới", Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh sẽ tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định và xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và áp dụng phù hợp với Việt Nam trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về các vấn đề khác, Thủ tướng cho biết Chính phủ đang trình Quốc hội xử lý các vấn đề liên quan thị thực.
Các cơ quan đang tiếp tục xử lý các vấn đề liên quan tới phòng cháy chữa cháy, thuốc, vật tư y tế, năng lượng (quy hoạch điện VIII, điện gió, điện mặt trời, điện áp mái, thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp), thủ tục cấp phép vận hành các cơ sở giáo dục, đánh giá tác động môi trường....
Tác giả: Nguyễn Thu Huyền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Dự án Bcons City Bình Dương
- Bcons solary
- Dự án Haus Đà Lạt The One Destination
- Căn hộ Akari City 1,1 tỷ sở hữu
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy