Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại hội nghị mới đây. Ảnh: NHNN.
Đây là thông tin được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chia sẻ tại hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cụ thể, Thống đốc chia sẻ sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) xảy ra, dưới sự kêu gọi của Chính phủ và NHNN, các NHTM cổ phần cũng đã cùng các NHTM vốn Nhà nước đã đóng góp 40 tỷ đồng an sinh xã hội hỗ trợ cho người dân chịu tác động bởi cơn bão.
NHNN cũng đã tổ chức hội nghị với toàn hệ thống kết nối với 26 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi bão Yagi để yêu cầu thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng để khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định tình hình, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Đến nay đã có 32 ngân hàng đăng ký gói tín dụng mới theo chỉ đạo của Thủ tướng với quy mô 405.000 tỷ đồng, lãi suất thấp hơn 0,5-2% để cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, người dân chịu tác động bởi bão lũ.
Trước cơn bão Yagi, ngành ngân hàng cũng đã hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tính chung cả hệ thống ngân hàng đã giảm khoảng 60.000 tỷ đồng lãi vay và phí, trích từ nguồn lực của chính ngân hàng.
Cũng trong hội nghị, liên quan đến vấn đề phát triển tín dụng xanh, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN đã ban hành kế hoạch ngân hàng xanh và kế hoạch triển khai tín dụng xanh.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn xanh như thế nào đòi hỏi các bộ, ngành chức năng phải có hướng dẫn và trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng có cơ sở triển khai. Trong quá trình điều hành, NHNN thường xuyên chỉ đạo các đơn vị cần phải chuẩn bị từ sớm, từ xa.
Như từ tháng 1/2026, để xuất khẩu vào khu vực châu Âu đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí chặt chẽ về môi trường. Như vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được, không xuất khẩu được thì sẽ tác động đến việc cấp tín dụng của các ngân hàng. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải đánh giá từ sớm, từ xa để có những giải pháp.
Đối với kiến nghị về xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, Thống đốc NHNN cho rằng đây là vấn đề rất cần thiết. Hệ thống thông tin các doanh nghiệp hiện nay còn hạn chế và chưa minh bạch. Nên để cấp tín dụng các ngân hàng thường phải có tài sản đảm bảo.
Cần phải có một cơ sở dữ liệu thông tin về các doanh nghiệp để các ngân hàng có cơ sở để xác định cho vay tín dụng, giảm việc phải dựa trên tài sản đảm bảo. Bởi để xác thực khách hàng là ai, xác thực được khách hàng đấy có khả năng trả nợ hay không đòi hỏi phải có cơ sở dữ liệu thông tin.
Tác giả: Hồng Nhung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy