Các công ty sản xuất dược phẩm ở 12 nước, trong đó có Brazil, Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ và Serbia là một phần trong số 35 công ty đã ký thỏa thuận giúp sản xuất loại thuốc này với tên gọi Paxlovid. 6 công ty sẽ tập trung vào sản xuất hợp chất thuốc và 9 công ty sẽ sản xuất thành phẩm, trong khi số còn lại sẽ làm cả hai công đoạn này.
Thuốc Paxlovid do hãng dược phẩm Pfizer phát triển. (Ảnh: Shutterstock)
Việc phát triển sản xuất này đã được thực hiện thông qua một thỏa thuận ký kết vào tháng 11/2021 giữa Pfizer và MPP, một tổ chức được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn.
MPP được thành lập vào năm 2010 bởi Unitaid, một nhóm phản ứng toàn cầu nhằm cung cấp các loại thuốc và công nghệ giá cả phải chăng cho các nước nghèo hơn. Mục tiêu của MPP là khuyến khích các công ty cấp phép cho các loại thuốc và công nghệ thông qua một cơ quan y tế công cộng để giúp các nước có thu nhập thấp và trung bình dễ tiếp cận hơn. Theo MPP, thỏa thuận này sẽ cho phép khoảng 53% dân số thế giới tiếp cận với thuốc Paxlovid của Pfizer. Hãng dược phẩm của Mỹ này sẽ không nhận được tiền bản quyền từ việc bán thuốc kháng virus do những người được cấp phép khác của MPP sản xuất.
Theo MPP, 35 công ty này đã có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực sản xuất và tuân thủ quy định, cũng như các tiêu chuẩn quốc tế về thuốc đảm bảo chất lượng./.
Tác giả: PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy