Tính chung trên tổng số bệnh nhân đến ngày 7/7, tỷ lệ ca tiên lượng nặng chiếm 3,3%, tiên lượng rất nặng chiếm 1,3%, 9 người tiên lượng tử vong (0,1%), theo Tiểu ban Điều trị.
Tính đến sáng nay, số ca Covid-19 tử vong trong đợt dịch này là 70, nâng số tử vong từ đầu năm 2020 đến nay lên 105 ca.
Trong 4 đợt dịch hơn một năm rưỡi qua, đợt một vào đầu năm ngoái và đợt ba liên quan Hải Dương đầu năm nay không có ca tử vong. Đợt dịch thứ hai liên quan Đà Nẵng, xảy ra giữa năm 2020, tổng số hơn 550 ca nhiễm trên cả nước thì ghi nhận 35 ca tử vong.
Họp khẩn với Bộ phận thường trực chống dịch hỗ trợ TP HCM chiều muộn 7/7, Bộ trưởng Long chỉ đạo các tỉnh, thành phố phải thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Trước mắt, lập hai trung tâm ICU, một đặt tại Đồng Nai cho khu vực miền Đông Nam Bộ và một tại Cần Thơ cho các tỉnh miền Tây.
Bộ trưởng Long cho rằng biến chủng Delta có thể khiến tỷ lệ bệnh nhân tử vong cao hơn so các đợt dịch trước, do đó "các địa phương cần lập trung tâm điều trị bệnh nhân nặng".
Cùng ngày, Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đã chỉ đạo Sở Y tế Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ chuẩn bị thiết lập một đơn vị ICU 50 giường để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ Y tế cũng đang xây dựng kịch bản cho tình huống xấu và rà soát lại trang thiết bị, máy thở, máy tim phổi nhân tạo (ECMO), máy thở oxy dòng cao HFNC, kể cả oxy, thuốc, hóa chất, thiết bị phòng hộ... chuẩn bị cho tình huống nhiều ca nhiễm, ca nặng.
Bộ trưởng Long đánh giá tình hình Covid-19 tại TP HCM đang rất phức tạp và có khả năng tăng nhanh trong những ngày tới. Các địa phương cũng đang là điểm nóng dịch hiện nay gồm Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang.
Ông đề nghị các địa phương chuẩn bị sinh phẩm xét nghiệm (test kit) và nâng cao công suất xét nghiệm. Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện nhập khẩu các loại sinh phẩm xét nghiệm, đồng thời tăng cường sản xuất test kit trong nước.
Riêng tại TP HCM, Bộ trưởng đề nghị ưu tiên sàng lọc nhanh ba ngày một lần tại vùng lõi dịch, vùng phong tỏa; 7 ngày một lần tại vùng nguy cơ rất cao. Các khu vực khác lấy mẫu đại diện, giám sát cộng đồng, giám sát tất cả trường hợp đến khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm ca nhiễm để cách ly, truy vết và điều trị hiệu quả.
Tác giả: Lê Nga
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy