Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho rằng cán cân cung-cầu dự báo được cân bằng trong năm 2024.
(1) Về nguồn cung: Saudi Arabia và Nga (OPEC+) tiếp tục cam kết tự nguyện cắt giảm sản lượng lần lượt là 1.0 triệu thùng/ngày và 0.3 triệu thùng/ngày tới cuối Q1/24 và Mỹ duy trì sản lượng khai thác dầu thô ở mức cao, 13.1 triệu thùng/ngày.
Trước những động thái cắt giảm chủ động từ OPEC+, kỳ vọng giá dầu Brent được neo ở mức cao trong năm 2024 là động lực để các giàn khoan, nhà máy lọc dầu tiếp tục duy trì sản lượng khai thác và sản xuất, đảm bảo nguồn cung ổn định.
Chi phí đầu tư vào khai thác thượng nguồn tiếp tục trên đà hồi phục. IEF và S&P Global Commodity dự báo để đảm bảo được nguồn cung đều đặn, chi phí đầu tư vào khai thác thượng nguồn cần tăng trưởng CAGR ở mức 4,27%, từ $499 tỷ năm 2022 lên mức $610 tỷ năm 2026.
(2) Về nhu câu tiêu thụ: Sự phục hồi của các nền kinh tế lớn được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ dầu ở năm 2024, với động lực chính đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ sẽ khiến chênh lệch cung-cầu dầu thô thế giới được thắt chặt, giúp điều chỉnh cán cân cung-cầu về trạng thái cân bằng.
Theo OPEC, nhu cầu sử dụng dầu trên thế giới năm 2023 -2024 được dự báo ở mức 102.1 và 104.3 triệu thùng/ngày (lần lượt +2.45% svck và +2.2% svck).
Trong bối cảnh nguồn cung dầu thô trên thế giới được kỳ vọng sẽ tiếp tục ở mức thấp trong năm 2024 do động thái duy trì cắt giảm sản lượng tự nguyện từ phía OPEC+, đồng thời hoạt động sản xuất công nghiệp và nhu cầu du lịch được cải thiện, tồn kho dầu suy giảm tại Mỹ và OECD, và biến động địa chính trị kéo dài (Nga-Ukraine, Israel-Hamas), khả năng neo cao của giá dầu thô vẫn sẽ tiếp tục được hỗ trợ tích cực.
Giá dầu được neo theo USD, giá trị đồng USD trực tiếp có tác động ngược chiều lên giá dầu. Trong phiên họp FOMC tháng 12/2023, trước động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed bắt đầu từ giữa năm 2024, với 3 lần cắt giảm lãi suất (mỗi lần, 0.25 điểm cơ bản), dự báo đồng USD có xu hướng giảm sẽ là điều kiện thuận lợi cho giá dầu tăng.
Dựa trên báo cáo của các tổ chức tài chính, PSI cho rằng giá dầu bình quân cả năm 2024 sẽ được neo ở mức 80 USD/thùng.
BSR - CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn
Crackspreads sản phầm DO (chiếm khoảng 40% doanh thu) cải thiện, hỗ trợ cho biên lợi nhuận gộp của BSR.
BSR dự kiến niêm yết trên HoSE trong năm 2024, hứa hẹn tăng thanh khoản cho cổ phiếu và tăng khả năng huy động vốn cho dự án Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất.
Giá dầu trung bình năm 2024 ước tính dao động ở mức cao, sẽ tiếp tục giúp kết quả kinh doanh thực tế được duy trì ở mức ổn định cao hơn so với kế hoạch.
Dự kiến trả cổ tức tiền mặt cho năm 2023 với tỷ lệ 7% mệnh giá.
Rủi ro: Crackspreads các sản phẩm xăng có xu hướng giảm, tác động tiêu cực lên biên lợi nhuận gộp của BSR.
Việc tiến hành bảo dưỡng nhà máy lọc dầu Dung Quất lần thứ 5 (50 ngày) trong năm 2024 dự kiến sẽ khiến doanh thu của BSR giảm 10%.
GAS - Tổng Công ty Khí Việt Nam
Giá LNG trên thị trường thế giới có xu hướng ổn định trong năm 2024 là điều kiện thuận lợi để kho LNG Thị Vải bước vào giai đoạn vận hành, chạy thử, tạo tiền đề cung cấp khí ổn định cho đối tác Nhơn Trạch 3&4 trong năm 2024.
Dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô môn khi có quyết định đầu tư cuối cùng (FID), với sản lượng khai thác dự kiến khoảng 5,06 tỷ m3 khí/năm, hứa hẹn sẽ mang lại nguồn doanh thu lớn ước tính hơn $7 tỷ trong suốt quá trình vận hành.
GAS tăng Vốn điều lệ tương đương 23 ngàn tỷ đồng.
Dự kiến trả cổ tức tiền mặt cho năm 2023 với tỷ lệ 20% mệnh giá.
Rủi ro: Biến động của giá dầu ảnh hưởng tới giá khí khô nhập khẩu.
PVD - Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí
PVD ghi nhận LNST đạt 304 tỷ VND trong 9 tháng đầu năm (vượt 200% kế hoạch 2023) chủ yếu nhờ vào các hợp đồng kí kết giá thuê giàn khoan xấp xỉ $100 nghìn/ngày và hiệu suất hoạt động cao.
Giá thuê giàn trung bình trong năm 2024 dự kiến vẫn tăng nhờ vào giá dầu Brent được neo ở mức cao và nhu cầu thuê giàn khoan tăng mạnh. Các giàn khoan của PVD đã có việc làm ở năm 2024. Giàn I,II,VI còn có hợp đồng kéo dài sang 2025.
PVD có thể sẽ hưởng lợi từ việc Murphy Oil đã đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng (FID) cho mỏ Lạc Đà Vàng Lô 15-1/05.
Rủi ro: Biến động của giá dầu sẽ có thể tác động tới nhu cầu cho thuê giàn khoan và giá thuê giàn bình quân. Các dự án khai thác trong nước diễn ra chậm hơn dự kiến.
PVS - Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
Trong ngắn hạn, sự ổn định của hoạt động FPSO/FSO sẽ tiếp tục đóng góp vào hoạt động kinh doanh của PVS. PSI dự phóng lợi nhuận từ hoạt động FPSO/FSO sẽ tiếp tục đóng góp trên 50% lợi nhuận trước thuế của PVS.
Chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn, nếu FID được phê duyệt sẽ giúp PVS có thể ghi nhận doanh thu từ các hợp đồng với giá trị ước đạt 1 tỷ USD bắt đầu tư năm 2024.
PVS có thể sẽ hưởng lợi từ dự án mỏ Lạc Đà Vàng Lô 15-1/05 với gói đấu thầu xây dựng 01 giàn xử lý trung tâm và 01 giàn đầu giếng với tổng giá trị hợp đồng là 283 triệu USD.
Rủi ro: Biến động của giá dầu, cung – cầu sẽ có thể tác động tới giá cước thuê, nhu cầu thuê FPSO/FSO. Thiếu nguồn công việc do các dự án thượng nguồn đình trệ, chậm khởi công.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy