Trả lời đại biểu Phùng Đức Tiến về cơ chế, chính sách giúp các viện, trường tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thương mại hóa và tham gia vào sản xuất, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khẳng định, thúc đẩy thương mại các kết quả nghiên cứu khoa học là một trọng tâm công tác của mình trong nhiệm kỳ khóa XIV này.
Ông lý giải, trong các báo cáo đánh giá về khoa học, công nghệ có hạn chế xuyên suốt được chỉ ra, đó là “chậm đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống”. Thực tế cho thấy, dù các cấp, các ngành đều quan tâm đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, nhưng vẫn thiếu khâu quan trọng là cơ chế, chính sách để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh trả lời chất vấn. Ảnh VnExpress
Mặc dù khẳng định hiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy đưa khoa học công nghệ vào sản xuất đã được thay đổi, và tập trung rõ nhất tại Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 nhưng Bộ trưởng cũng chỉ rõ, quá trình triển khai thi hành Luật hiện hành vẫn đang thiếu đi sự quan tâm của doanh nghiệp, cũng như cơ chế, chính sách để hỗ trợ quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, để giải quyết vấn đề này, thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tham mưu, được Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm, ủng hộ. Theo lời ông, Nghị định 95 quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức Bộ Khoa học và Công nghệ không chỉ có nghiên cứu khoa học mà còn thúc đẩy đổi mới, sáng tạo (bao gồm cả thương mại hóa kết quả nghiên cứu, ý tưởng nghiên cứu, để giúp tổ chức, cá nhân khởi nghiệp, sáng tạo.
Về vai trò của khoa học trong việc nâng cao năng suất, chất lượng của tăng trưởng kinh tế đất nước như ý kiến của đại biểu Bùi Sỹ Lợi, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho rằng chủ trương của Đảng tại các Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết Trung ương 6, Khóa XII và Nghị quyết của QH đã thể hiện rất rõ.
Bộ trưởng cũng đưa ra các giải pháp được tập trung thực hiện để thúc đẩy khoa học công nghệ hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội:
Một là nhóm doanh nghiệp dẫn dắt công nghệ, tạo điều kiện để có cơ sở để triển khai nghiên cứu công nghệ.
Hai là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải nhanh chóng nhận chuyển giao khoa học công nghệ để ứng dụng.
Ba là nhóm doanh nghiệp chưa tiếp nhận chuyển biến kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ.
Bốn là các doanh nghiệp khởi điểm sáng tạo, hiện số lượng này đang tăng nhanh.
Tường Vy (T/H)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy