Phiên phúc thẩm do thẩm phán Võ Hồng Sơn làm chủ toạ. 9 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trước đó, phiên phúc thẩm từng 2 lần dự kiến mở ngày 5/8 và 15/9 song phải hoãn do giãn cách xã hội.
Do không kháng cáo, ông Đinh La Thăng, cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và cựu chủ tịch PVC Trịnh Xuân Thanh không được triệu tập.
6 bị cáo hầu toà trong phiên phúc thẩm, 27/9. Ảnh: Danh Lam
Hai bị cáo kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt và miễn trách nhiệm dân sự là Vũ Thanh Hà, cựu tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoá dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí - PVB; Phạm Xuân Diệu, cựu tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC.
Ba bị cáo hiện đã chấp hành hết thời hạn án tù, kháng cáo xin miễn trách nhiệm dân sự và án phí gồm: Nguyễn Xuân Thủy, cựu phó phòng đầu tư dự án PVB, Khương Anh Tuấn, cựu phó phòng thương mại PVB; Hoàng Đình Tâm, cựu kế toán trưởng PVB.
Riêng Lê Thanh Thái, cựu trưởng phòng kinh doanh PVB, người bị toà sơ thẩm tuyên mức án nhẹ nhất, 24 tháng tù, kháng cáo xin được hưởng án treo và miễn trách nhiệm dân sự. 6 bị cáo đều bị tuyên phạm tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong đơn kháng cáo, các bị cáo đưa ra các tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, hợp tác với cơ quan điều tra... Họ mong toà xét đến bối cảnh thực hiện hành vi phạm tội, điều kiện nhận thức chưa đầy đủ để từ đó xem xét miễn trách nhiệm dân sự, giảm khung hình phạt.
Đại diện Công ty TNHH và Đầu tư Mai Phương có mặt tại phiên toà song luật sư bảo vệ quyền lợi cho đương sự này có việc bận không thể tham dự, đã xin hoãn xét xử.
HĐXX nhận định, đây là lần thứ ba mở phiên toà. Tài liệu đã được gửi các đương sự đầy đủ. Công ty Mai Phương chỉ là bên kháng cáo dân sự nên HĐXX quyết định tiếp tục xét xử.
Công ty Mai Phương được Trịnh Xuân Thanh thành lập song nhờ bố đẻ đứng tên chủ sở hữu kiêm người đại diện theo pháp luật. Công ty này sau đó chuyển nhượng cho vợ ông Thanh để qua đó hợp thức hoá quyền sở hữu mảnh đất 3.400 m2 ở Tam Đảo, mua bằng tiền tạm ứng cho thực hiện dự án của PVC.
Trong phiên phúc thẩm vụ án này, công ty Mai Phương kháng cáo do không đồng ý giao quyền chuyển nhượng sử dụng lô đất 3.400 m2 ở Tam Đảo cho PVC.
Đại diện Công ty TNHH và Đầu tư Mai Phương. Ảnh: Danh Lam
Theo bản án sơ thẩm, năm 2009 dự án Ethanol Phú Thọ được phê duyệt xây dựng tại huyện Tam Nông, Phú Thọ với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng. Theo chỉ đạo của ông Đinh La Thăng, PVB không tổ chức đấu giá mà chỉ định thầu trái luật cho liên danh của PVC của Trịnh Xuân Thanh. Dự án sau đó bị ngưng trệ, gây thiệt hại hơn 543 tỷ đồng.
Về dân sự, ông Thăng bồi thường 200 tỷ đồng, Trịnh Xuân Thanh hơn 143 tỷ đồng, Vũ Thanh Hà 100 tỷ đồng. Các bị cáo còn lại và hai đồng phạm khác (không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do mắc bệnh hiểm nghèo) mỗi người bồi thường 10 tỷ đồng.
Tác giả: Thanh Lam
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy