Dòng sự kiện:
90% người thử hút thuốc lá sẽ trở thành nghiện
24/07/2018 17:10:19
Đây là cảnh báo của TS Phan Thu Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai tại Hội thảo khoa học hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31/5 và tuần lễ quốc gia không khói thuốc.

TS Phương cho biết, nghiên cứu của của BV về nhóm trẻ phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại gia đình của bệnh nhi từ 0 - 5 tuổi đến khám tại khoa Nhi, BV Bạch Mai cho thấy, tỷ lệ bệnh nhi phơi nhiễm với khói thuốc lá chiếm khoảng 45%.

Đây chính là căn nguyên dẫn đến các em bị mắc các bệnh đường hô hấp.. Rồi nghiên cứu về thực trạng tiếp xúc với khói thuốc lá của phụ nữ mang thai đến khám tại khoa Phụ sản, BV Bạch Mai, cho thấy 93% số sản phụ thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá.

Trong khi đó, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, phụ nữ hút thuốc sẽ làm giảm 13% khả năng thụ thai và làm tăng 50% nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. Trẻ sơ sinh bị nhiễm khói thuốc lá có nguy cơ đột tử cao gấp 2 đến 4 lần so với trẻ không tiếp xúc với khói thuốc.

Không nên thử hút thuốc lá

PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết, những người từng thử hút thuốc lá thì có tới 90% sẽ trở thành nghiện thuốc lá.

“Đó là bài học cho thấy, không nên thử, không được thử thuốc lá. Bởi vì đã thử là tỷ lệ nghiện rất cao. Ban đầu là nghiện nhẹ, sau đó càng ngày càng nặng với các mức độ khác nhau. Nghiện thuốc là là một bệnh tâm thần thực thể. Đặc tính của nghiện thuốc lá là xảy ra rất nhanh và khi đã nghiện rồi thì việc cai nhiện hết sức khó khăn”- PGS. TS Vũ Văn Giáp nói

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo những ai lỡ “nghiện” thuốc lá thì nên bỏ càng sớm càng tốt. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ba biện pháp cai nghiện thuốc lá hiệu quả là “đánh” vào ba quá trình nghiện thuốc lá:

Điều trị nhân thức, thay đổi hành vi: Là bước đầu tiên và rất quan trọng.

Người tư vấn cần chỉ ra lý do, hoàn cảnh, môi trường thúc đẩy việc hút thuốc lá, và lý do cần ngừng bỏ hút. Cũng cần củng cố lý do và quyết tâm muốn cai thuốc lá, ít lắm cũng chuyển đổi việc hút thuốc lá thành một động thái khác có lợi cho sức khỏe hơn.

Dùng chế phẩm nicotine thay thế: Biện pháp được khuyên dùng cho những trường hợp bị lệ thuộc thực thể nặng.

Nicotine thay thể có thể được cung cấp qua nhiều dạng khác nhau như: viên thuốc nhai, viên thuốc ngậm dưới lưỡi, nicotine hít (thuốc lá điện tử) và phổ biến nhất là miếng dán trên da.

Về nguyên lý, đây là một cách “hút thuốc không khói”, cơ thể được cung cấp trực tiếp nicotine không từ điếu thuốc lá. Điểm khác biệt duy nhất là nicotine trong chế phẩm thay thế thấm vào máu ổn định, đồng đều hơn, khiến cơ thể không xuât hiện hội chứng cai thuốc do quá thiếu nicotine, nhưng cũng không tăng cao đạt đỉnh sảng khoái nên không gây nghiện.

Cũng cần lưu ý, nicotine là một trong 7.000 hóa chất, trong 4.000 chất độc hại có trong khói thuốc lá. Do đó chế phẩm nicotine thay thế giúp loại bỏ các chất độc này.

Tùy theo cá nhân và mức độ nghiện thuốc, thời gian dùng nicotine thay thế thường kéo dài 1 - 2 tháng, cá biệt có thể kéo dài đến nửa năm.

Điều trị bằng buprobion và varenicline: Cũng được khuyên dùng cho trường hợp lệ thuộc thực thể nặng. Buprobion và varenicline tác động lên hệ thống thần kinh làm người nghiện hút thuốc lá giảm hẳn ham muốn hút thuốc lá.

Ban đầu, với cơ chế tác động như vậy, bupropion và varenicline được hy vọng là giải pháp “đúng gốc” để cai thuốc lá. Tiếc rằng, trong thực tế khá nhiều người cai thuốc không đáp ứng với hai thuốc này, hơn nữa bupropion và varenciline là hai vị thuốc nên đều có chỉ định, chống chỉ định về tác dụng phụ khó dùng đại trà không cần kê toa.

Theo Infonet

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến