Sửa đổi 185 quy định tạo điều kiện phát triển tiêu dùng
Đây là kết quả của quá trình thực hiện chương trình "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được phát động từ năm 2009.
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, tập thể,... từ Trung ương đến cơ sở ưu tiên sử dụng hàng hóa Việt. Việc triển khai các dự án, công trình Việt hóa từ trang thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ. Mỗi người Việt ưu tiên sử dụng hàng Việt trong tiêu dùng cá nhân để thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng.
Về phía các doanh nghiệp, không ngừng nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ. Đồng thời, tổ chức điều tra, khảo sát, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của người Việt, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng hiệu quả nhất, đặc biệt đối với vùng nông thôn, vùng tập trung người lao động, vùng sâu, vùng xa.
Ban cán sự Đảng Chính phủ; ban cán sự Đảng các bộ, ban, ngành; đảng đoàn các đoàn thể chính trị - xã hội, các tỉnh, thành ủy tổ chức quán triệt xây dựng và triển khai thực hiện chương trình hành động lãnh đạo việc vận động ở cấp mình có hiệu quả.
Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Viện nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức vào tháng 7/2014, xu hướng người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt lên đến 92%.
Trong 5 năm qua, Ban chỉ đạo Trung ương đã tham mưu với Bộ Chính trị ban hành các văn bản; phối hợp với Chính phủ và các bộ ban ngành đoàn thể ở Trung ương đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động,.. Hằng năm đều xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Cuộc vận động và sơ kết định kì, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện.
Theo báo cáo thống kê tại 8 bộ, 185 văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Đến hết quý I năm 2014, các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đơn giản hóa 4.025 trên tổng số 4.712 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ 85%.
Tổng hợp từ Sở Công thương các tỉnh, thành phố đến nay đã phối hợp tổ chức gần 2.000 đợt bán hàng về nông thôn với gần 53 nghìn lượt doanh nghiệp tham gia; 1.785 hội chợ, triển lãm thu hút hơn 86,5 nghìn lượt doanh nghiệp,....Về công tác quản lí thị trường, từ tháng 7/2009 đến tháng 6/2014, lực lượng quản lí thị trường đã kiểm tra 845.836 vụ, phát hiện xử lí 418.936 vụ vi phạm, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 1.631 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người tiêu dùng Việt Nam đã có ý thức hơn trong Cuộc vận động và chuyển đổi hành vi ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước. Số liệu của Công ty Nielsen về xu hướng tiêu dùng năm 2011 cho thấy: có đến 90% người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ lựa chọn hàng Việt, thành phố Hà Nội là 83%.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy