Tin liên quan
Quốc gia có nhiều triệu phú nhất vùng Vịnh Ả-rập Xê-út đang phải đối mặt với một lỗ hổng lớn trong ngân sách do giá dầu sụt giảm và chi tiêu quân sự gia tăng nhanh chóng. Theo các nhà phân tích, điều này buộc chính phủ phải sử dụng tới nguồn ngân sách dự trữ, thậm chí có thể phải đi vay từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Chỉ riêng trong năm nay, Ả-rập Xê-út đã chi tiêu gần 62 tỷ USD trong nguồn dự trữ ngoại tệ và vay 4 tỷ USD từ các ngân hàng địa phương chỉ trong tháng Bảy – đợt phát hành trái phiếu đầu tiên kể từ năm 2007.
Thâm hụt ngân sách quốc gia này dự kiến có thể chiếm tới 20% GDP trong năm 2015. Tỷ lệ này là đặc biệt cao đối với một quốc gia thường xuyên thặng dư ngân sách. Capital Economics (cơ quan nghiên cứu kinh tế vĩ mô) đã ước tính doanh thu của Chính phủ nước này sẽ giảm tới 82 tỷ USD trong năm 2015, tương đương với 8% GDP. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự báo quốc gia dầu mỏ này sẽ thâm hụt ngân sách vào năm 2020.
Giá dầu thô “rơi tự do” từ mức 107 USD một thùng vào thời điểm tháng Sáu năm ngoái xuống còn chỉ 44USD một thùng vào thời điểm hiện tại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Một nửa sản lượng kinh tế của đất nước và 80% doanh thu của Chính phủ được tạo ra bởi ngành công nghiệp dầu mỏ. Có thể thấy tổn thất đối với ngân sách của Ả-rập Xê-út lớn thế nào khi giá dầu đã giảm gần 60% chỉ trong một năm qua.
Tuy nhiên, Ả-rập Xê-út chỉ nên tự trách chính mình. Việc đấu tranh dữ dội để bảo vệ thị phần trên thị trường dầu mỏ của OPEC đã dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung.
Riyadh đã từ chối cắt giảm sản lượng với hy vọng đẩy các nhà sản xuất khác như các công ty đá phiến của Hoa Kỳ vào tình trạng phá sản.
Cùng với đó, chi tiêu của quốc gia này cũng được tăng cường. Ả-rập Xê-út đã can thiệp vào cuộc chiến tranh tại nước láng giềng Yemen và tham gia vào các cuộc không kích chống lại ISIS tại Syria. Ngân sách dành cho quân sự của họ đã tăng lên 17% vào năm ngoái, chiếm khoảng 10% GDP.
Thêm nữa, sau khi lên ngôi vào tháng Giêng, Vua Salman cũng không tiếc hầu bao chi tiêu hậu hĩnh cho những nhân công làm việc trong các ngành dịch vụ công cộng. Hành động tuy không có gì bất thường này cũng đã phần nào khiến tình hình tài chính quốc gia này thêm “căng”.
“Chúng ta sẽ thấy các khoản nợ gia tăng trong những tháng tới”, Fahad al-Mubarak, thống đốc Quỹ Tiền tệ Ả-rập Xê-út phát biểu trên truyền thông địa phương vào tháng trước.
Ngân hàng Trung ương của nước này cũng không bình luận gì về việc bao nhiêu trái phiếu Chính phủ có thể sẽ được ban hành.
Các nhà phân tích cho rằng Ả-rập Xê-út có thể phát hành trái phiếu trị giá khoảng 5 tỷ USD mỗi tháng, kéo dài đến cuối năm nay, một phần trong số này sẽ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, nếu lãi suất toàn cầu tăng lên, vay nợ sẽ không giải quyết được vấn đề và câu chuyện sẽ nhanh chóng quay trở lại với việc sử dụng nguồn ngân sách dự trữ.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, dự trữ ngoại tệ của Ả-rập Xê-út tính đến cuối tháng Sáu vẫn ở mức 660 tỷ USD.
Thanh Hương (Theo CNN Money)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy