Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Ảnh: CTV
Đây là thông tin được ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đưa ra tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022 diễn ra sáng 7/4 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Cũng theo Tổng Giám đốc Từ Tiến Phát, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đến nay tại ACB là 27%. Lợi thế của ngân hàng trong thời điểm này là hệ thống ngân hàng số. Và trong tháng 4 sẽ ra thêm hành trình trải nghiệm số để thu hút khách hàng. Đồng thời, ACB cũng đã tích hợp hệ sinh thái số từ Fintech. Vì thế, ban lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng CASA của ACB sẽ lên khoảng 28-29% vào cuối năm nay.
Đánh giá về hoạt động năm 2022, Hội đồng quản trị ACB cho rằng mặc dù hoạt động sẽ khó khăn hơn nhưng vẫn có cơ hội lạc quan, xuất phát từ đà phục hồi của kinh tế thế giới cũng như trong nước.
Theo ACB, nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao, nhất là từ quý II/2022. Do đó đòi hỏi một sự chuẩn bị dài hạn hơn về nguồn vốn, đòi hỏi tiết giảm hợp lý chi phí vốn trong cả quản trị và điều hành, vừa bảo đảm thanh khoản vừa nắm bắt cơ hội mở rộng cho vay.
Năm 2022, ACB đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 558.187 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2021. Tiền gửi khách hàng đạt 421.897 tỷ đồng, cũng tăng 11%. Dư nợ cho vay đạt 398.299 tỷ đồng, tăng 10% và sẽ được điều chỉnh khi có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Lợi nhuận trước thuế của ACB đặt mục tiêu tăng đến 25%, kỳ vọng đạt 15.018 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Một nội dung quan trọng nữa được trình cổ đông thông qua tại đại hội lần này là kế hoạch tăng vốn lên gần 34.000 tỷ đồng. ACB dự kiến phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông, tương đương tỷ lệ 25%.
Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức sau khi đã trích lập đầy đủ các quỹ và lợi nhuận năm trước còn lại chưa chia theo báo cáo tài chính kiểm toán tại thời điểm 31/12/2021.
Sau khi chia cổ tức, vốn điều lệ của ACB dự kiến tăng từ 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành trong quý III/2022.
Ngân hàng cho rằng việc tăng vốn điều lệ là cần thiết đối với ACB nhằm tăng thêm nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ của ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng còn có thêm nguồn vốn để xây dựng văn phòng làm việc, cải tạo, sửa chữa, di dời trụ sở kênh phân phối; đầu tư vào các dự án thực hiện chiến lược 2019-2024.
Trước đó, năm 2021, ACB lãi trước thuế gần 12.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh nổi bật khi tăng 170%.
Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản ở mức 527.770 tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2020. Huy động vốn đạt 380.000 tỷ đồng, tăng trưởng 7,57%. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 362.000 tỷ đồng, tăng 16,19%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay ở mức 0,77%. Chỉ số chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR) ở mức 35%, giảm so với mức 42% của năm 2020./.
Tác giả: Lê Phương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy