Ngày 6/7, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Vương quốc Anh (Anh) đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ xây dựng quỹ tín thác trị giá 107 triệu bảng Anh (khoảng 134 triệu USD).
Theo Chủ tịch ADB, ông Masatsugu Asakawa nhận định: “Quỹ mới này sẽ dựa trên mối quan hệ đối tác lâu dài giữa Vương quốc Anh và ADB, thông qua một cấu trúc quỹ quay vòng sáng tạo giúp huy động nguồn vốn từ khu vực công và tư nhân và xây dựng một danh mục các dự án khí hậu mạnh mẽ trong khu vực”.
Bởi tất cả chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu. Đặc biệt, Đông Nam Á cần những giải pháp nhanh chóng và sáng tạo nhằm giúp các quốc gia huy động nguồn tài chính để đạt được các mục tiêu và tham vọng về khí hậu.
Ông Masatsugu Asakawa, Chủ tịch ADB
Theo đó, sự hợp tác này nhằm hỗ trợ những nỗ lực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc mở rộng quy mô tài chính xanh và chuyển sang phát triển phát thải thấp, chống chịu với khí hậu.
Mặt khác, thời gian gần đây, ADB đã nâng mục tiêu cung cấp tài trợ khí hậu cho các quốc gia thành viên đang phát triển của mình lên tới 100 tỷ USD cho giai đoạn 2019 - 2030. ADB cam kết bảo đảm ít nhất 75% tổng các hoạt động của ngân hàng sẽ hỗ trợ cho việc giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu tính tới năm 2030.
Chia sẻ về vấn đề này, Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề châu Á của Vương quốc Anh, bà Amanda Milling cho biết, là một đối tác đáng tin cậy của ASEAN, khoản tài trợ của Vương quốc Anh được chuyển giao thông qua ADB này là rất cần thiết để mang lại nguồn vốn đầu tư mới, trung thực, xanh và đáng tin cậy. Qua đó, giúp tạo việc làm và đặt chuyên môn của Vương quốc Anh vào trung tâm của công cuộc chống biến đổi khí hậu.
“Đây là một bước đi nữa trong việc thực hiện các cam kết của Vương quốc Anh tại Hội nghị COP26 ở Glasgow năm ngoái”, bà nhấn mạnh thêm.
Cụ thể, Quỹ tín thác Quỹ Xúc tác Tài chính xanh ASEAN (ACGF) - Vương quốc Anh sẽ tận dụng nguồn ngân sách của ADB và Vương quốc Anh để thúc đẩy danh mục các dự án cơ sở hạ tầng phát thải các-bon thấp và chống chịu khí hậu, đồng thời xúc tác tài trợ từ các nguồn vốn nhà nước và tư nhân. Quỹ này sẽ là một phần của Diễn đàn Phục hồi Xanh ASEAN, được công bố tại COP26.
Quỹ sẽ phát huy sức mạnh của các nguồn tài chính cho ACGF, một phương tiện tài trợ xanh khu vực do ADB quản lý, thuộc sở hữu của các quốc gia ASEAN và ADB. Kể từ khi ra mắt vào năm 2019, ACGF đã thu hút được 2 tỷ USD cam kết đồng tài trợ và đã đưa năm dự án vào trong danh mục tài trợ chính thức của mình.
Ngoài ra, Quỹ đã giúp xây dựng một danh mục dài hơn gồm 29 dự án cơ sở hạ tầng xanh và cung cấp hỗ trợ tư vấn cho phép các quốc gia tiếp cận các thị trường vốn thông qua việc phát hành hơn 5,6 tỷ USD trái phiếu xanh.
Quỹ tín thác ACGF-UK sẽ dựa trên những nỗ lực này và hỗ trợ các quốc gia bằng những khoản vay và hỗ trợ kỹ thuật để huy động vốn, bao gồm thông qua các sáng kiến khu vực Tài chính Blue SEA (Đông Nam Á), có trụ sở tại Indonesia.
Tác giả: Nguyễn Minh Uyên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy