Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cùng ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam ký kết Hiệp định.
Thay mặt cho Chính phủ, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã ký kết hiệp định với ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam thay mặt cho ADB.
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, chia sẻ: "Dù Việt Nam kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, song sự gián đoạn các chuỗi cung ứng, sự suy thoái kinh tế ở các thị trường xuất khẩu và sự sụt giảm trong du lịch đã làm chậm tốc độ của nền kinh tế. Để phục hồi và duy trì hoạt động kinh doanh, sự hỗ trợ để tiếp cận nguồn vốn cần thiết là hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19".
Sự gián đoạn về kinh tế do Covid-19 giáng đòn mạnh nhất vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn chỉ có nguồn lực rất hạn chế để ứng phó với các cú sốc kinh tế. Báo cáo của Tổng cục Thống kê trong tháng 6/2020 cho thấy gần 30.000 doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh, tăng 38% so với nửa đầu năm 2019.
Khoản viện trợ này sẽ tài trợ cho dự án cứu trợ Covid-19 cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, với mục tiêu khuyến khích các ngân hàng tham gia ở Việt Nam tái cơ cấu những khoản vay hiện thời hoặc mở rộng các khoản vay mới cho ít nhất 500 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Nguồn vốn sẽ được giải ngân trên cơ sở "đến trước, phục vụ trước", do vậy các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh để thu hút vốn và có động lực để tích cực chủ động tìm kiếm những doanh nghiệp đủ điều kiện.
Hiện đã có 5 ngân hàng tình nguyện tham gia chương trình này, gồm Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), và Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Lợi ích kinh tế của dự án có thể đến từ việc giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ tránh phá sản, duy trì việc làm và tiếp cận tín dụng tại thời điểm các ngân hàng giảm cho vay. Dự án này bổ sung cho chiến lược bao trùm tài chính của Chính phủ, được phê duyệt vào tháng 2 năm 2020, với sự chú trọng đặc biệt dành cho cả phụ nữ cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Được biết, We-Fi được điều hành bởi 14 quốc gia sáng lập góp vốn và do Ngân hàng Thế giới quản lý. Quỹ này đặt mục tiêu huy động hơn 1 tỷ USD nguồn vốn từ các thể chế tài chính quốc tế và thương mại để cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ hoặc lãnh đạo.
Trước đó, vào năm 2019, ADB đã nhận được 20,19 triệu USD từ We-Fi để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ tiếp cận nguồn tài chính và đào tạo ở Việt Nam và Thái Bình Dương.
Tác giả: Đào Vũ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy