Ngân hàng Phát triển mới. (Nguồn: Xinhua)
Ai Cập đang tiến hành các thủ tục cần thiết để chính thức gia nhập Ngân hàng Phát triển mới (NDB), được thành lập bởi các nước thuộc Nhóm BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững.
Quốc hội Ai Cập dự kiến sẽ chính thức thảo luận về các thủ tục cuối cùng để nước này gia nhập Ngân hàng NDB trong những tuần tới.
Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohamed Maait khẳng định quốc gia này mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác phát triển quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh Cairo đang triển khai nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn cần nhiều vốn.
Ông Maait hy vọng việc gia nhập NDB sẽ đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện và bền vững của Ai Cập, mang lại cơ hội đầu tư và phát triển, nâng cao mức sống của người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển của họ và nâng cao chất lượng dịch vụ công.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch NDB, Marcos Troyjo, Bộ trưởng Maait khẳng định thêm rằng Ai Cập mong muốn xây dựng mối quan hệ đối tác vững chắc với ngân hàng NDB, có khả năng tài chính to lớn, chuyên môn quốc tế và cơ sở hạ tầng tiên tiến để giúp Ai Cập đáp ứng nhu cầu tài chính và tối đa hóa nỗ lực của mình để phát triển cơ sở hạ tầng.
Trong một thông cáo báo chí, ông Maait giải thích rằng NDB là một nền tảng mới cho Ai Cập để tăng cường hợp tác với các nước thuộc Nhóm BRICS và các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững.
Ông nêu rõ chiến lược của NDB phù hợp với tầm nhìn của Ai Cập về phát triển bền vững, khẳng định Cairo mong muốn tăng cường hợp tác giữa hai bên để đạt được tăng trưởng kinh tế xanh và bền vững.
Về phần mình, ông Troyjo cho biết NDB tự hào vì đã thiết lập được mối quan hệ vững chắc với Ai Cập, đặc biệt là trước những cơ hội đầy hứa hẹn sau Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27).
Ông Troyjo nói thêm NDB mong muốn cùng thúc đẩy các vấn đề phát triển bền vững quan trọng của các nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả hành động khí hậu.
NDB đã bắt đầu mở rộng thành viên vào năm 2021, bằng cách chấp nhận đơn gia nhập của Bangladesh, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Uruguay và Ai Cập.
BRICS là một khối bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Algeria gần đây cũng đã tuyên bố mong muốn tham gia Nhóm BRICS.
Vốn ban đầu của NDB là 100 tỷ USD, được chia thành 1 triệu cổ phiếu có mệnh giá 100.000 USD, nhằm thúc đẩy việc cấp vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nền kinh tế mới nổi./.
Tác giả: Nguyễn Tùng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy