Ngay cả khi triển vọng đàm phán thành công có vẻ mong manh, những hệ quả của xung đột Nga - Ukraine với các bên và toàn cầu đặt ra sự cần thiết phải cố gắng kết thúc cuộc chiến.
(Ảnh minh họa)
Sự sẵn sàng đàm phán có ý nghĩa quan trọng
Theo các chuyên gia trên National Interest, dù bất cứ ai chịu trách nhiệm bắt đầu xung đột, một thực tế ngày càng rõ ràng là mọi người đều sẽ được hưởng lợi từ việc cuộc chiến kết thúc.
Việc có thể đạt được một thỏa thuận ngoại giao có thể là thách thức, nhưng không phải là bất khả thi. Điều này đã được chứng minh bằng thực tế là Nga và Ukraine dường như đã gần đạt được thỏa thuận ít nhất ba lần. Đầu tiên là ở Belarus, sau đó là trong các cuộc đàm phán do Thủ tướng Israel lúc bấy giờ là ông Naftali Bennet làm trung gian, và những thảo luận gần nhất là ở Istanbul.
Nếu không có sự phản đối, quá trình chiến tranh có thể đã kết thúc với những điều kiện bảo đảm được an ninh cho Ukraine, thậm chí cho phép nước này gia nhập EU, chỉ với điều kiện là Kiev từ bỏ việc trở thành thành viên NATO. Cho đến nay, dường như Nga vẫn thể hiện sẵn sàng quay lại các thỏa thuận ở Istanbul nếu Ukraine đồng ý đàm phán.
Vậy điều gì đang có thể làm đình trệ quá trình này? Một số điểm vướng mắc rõ ràng nhất được các chuyên gia đưa ra, đầu tiên là sắc lệnh của tổng thống Zelensky ngày 4/10/2022, cấm mọi cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tiếp theo là sự phản đối của Mỹ đối với lệnh ngừng bắn "ngay lập tức".
Tuy nhiên, từ những thực tế là trước đó các bên đã đạt được một khuôn khổ cho thỏa thuận - cho thấy quan điểm những khác biệt giữa các bên là không thể hòa giải – là không đúng. "Trên thực tế, chính sự sẵn sàng đàm phán chứ không phải các điều khoản của thỏa thuận, hiện đang cản trở hòa bình", các tác giả viết trên National Interest.
Giải pháp ngoại giao là nền tảng
Các cuộc đàm phán có ý nghĩa có thể bắt đầu dựa trên những gì tất cả các bên có thể đồng ý, cụ thể là Ukraine nên tiếp tục tồn tại như một quốc gia độc lập có quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước láng giềng. Tuy nhiên, các vấn đề biên giới, chính sách đối ngoại và thái độ đối với các nhóm thiểu số của nước này mới là chủ đề gây tranh cãi.
Do đó, theo các chuyên gia, một giải pháp ngoại giao phải đạt được ba mục tiêu. "Thứ nhất, Ukraine phải được đảm bảo chủ quyền, an ninh và tiềm năng phát triển. Thứ hai, Nga phải nhận được sự đảm bảo rằng những lo ngại an ninh chính đáng của nước này sẽ được tôn trọng. Và thứ ba, người dân Donbass nói tiếng Nga – và người Ukraine ở bất kỳ vùng lãnh thổ mới nào của Nga – phải được pháp luật bảo vệ".
Để đạt được ba mục tiêu này không đơn giản. Trong đó, vấn đề lãnh thổ rõ ràng sẽ là vấn đề khó giải quyết nhất, khi thỏa thuận Minsk không còn có thể dùng làm hình mẫu.
Chuyên gia nhận định, cũng như với Crimea, Nga khó có thể để Ukraine kiểm soát Donbass trở lại. Tuy nhiên, đối với các tỉnh Kherson và Zaporizhzhia mới sáp nhập, các biên giới được công nhận chưa được thiết lập ở đó, thì có thể có các thỏa thuận. Trong các cuộc đàm phán ở Istanbul, về nguyên tắc, Nga đã đồng ý rút lui về vị trí trước chiến tranh. Do đó, có thể hình dung rằng Nga có thể sẵn sàng trả lại một số phần của Kherson và Zaporizhzhia trong bối cảnh cần một thỏa thuận giải quyết toàn diện lớn hơn.
Nga cũng nên đưa ra những đảm bảo rõ ràng rằng nước này sẽ không chiếm thêm bất kỳ lãnh thổ nào, kể cả Odessa và Kharkov. Ngoài ra, tiềm năng để Ukraine phát triển mạnh có thể được tăng cường nhờ cam kết của Nga hỗ trợ phục hồi kinh tế của Ukraine, bao gồm ưu đãi giá dầu và cung cấp công nghệ cho cơ sở hạ tầng năng lượng và điện hạt nhân, nếu lợi ích của các khoản đầu tư đó được chia sẻ với Nga.
Tiếp đến, cả hai bên sẽ khôn ngoan khi thiết lập một vùng đệm phi quân sự và bắt đầu đàm phán về một số hình thức cắt giảm vũ khí chiến lược chung, chuyên gia nhận xét.
Không cần phải nói cũng biết rằng Nga phải bảo đảm một cách rõ ràng và có ý nghĩa chủ quyền của Ukraine. Tại cuộc họp báo tại Đại hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 23/9/2023, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhắc lại rằng Nga công nhận chủ quyền của Ukraine dựa trên Tuyên bố Độc lập năm 1991, trong đó có cam kết không gia nhập NATO. Tuyên bố đó cho thấy Nga sẽ sẵn sàng bảo đảm chủ quyền của Ukraine để đổi lấy sự đảm bảo tương tự rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO.
Chiến tranh kết thúc cũng cần thiết cho Ukraine
Bất chấp thực tế là phương Tây hiện chi trả hơn một nửa chi tiêu chính phủ và đã hoãn trả nợ cho đến năm 2027, nợ của Ukraine năm nay vẫn ở mức hơn 88% GDP và dự kiến sẽ tăng lên hơn 100% vào năm 2025. Hàng triệu người đã rời bỏ đất nước này.
Từ đỉnh cao hơn 50 triệu người vào năm 1990, dân số Ukraine ngày nay có lẽ chỉ còn dưới 32 triệu người. Để có hy vọng thịnh vượng trong tương lai, Ukraine sẽ cần hầu hết những người này quay trở lại, điều này chỉ có thể thực hiện được nếu điều kiện bên trong đất nước hòa bình và thuận lợi cho việc nuôi dưỡng gia đình.
Chắc chắn rằng việc kết thúc chiến tranh sẽ có lợi cho Nga và nhiều người sẽ coi điều này về cơ bản là không công bằng. Nhưng Nga cũng đã thiệt mạng nhiều người và phải tính đến khả năng chiến tranh leo thang hơn nữa sẽ dẫn đến nhiều tổn thất hơn và mang lại nhiều rủi ro, nguy hiểm hơn.
Cuối cùng, việc kết thúc chiến tranh sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế đang gặp khó khăn tại châu Âu. Người ta cho rằng nó cũng sẽ mang lại lợi ích cho Mỹ. Thay vì cô lập Nga, cuộc chiến đã thúc đẩy sự đa cực về kinh tế và chính trị, đồng thời củng cố quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung.
Sau khi chứng tỏ sức mạnh của vũ khí quân sự, Mỹ giờ đây có thể chứng tỏ sức mạnh ngoại giao của mình bằng cách khuyến khích chấm dứt cuộc xung đột ảm đạm này thông qua đàm phán.
Tác giả: Phương Anh/Theo National Interest
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy