Nhân viên phân loại các kiện hàng trong Ngày lễ Độc thân 11/11 tại Trung Quốc. (Ảnh: AFP)
Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba lần đầu tiên không công bố số liệu bán hàng đầy đủ cho sự kiện Ngày Độc thân 11/11 năm nay trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm làm giảm nhu cầu.
Ra mắt vào năm 2009, Ngày Độc thân 11/11 là lễ hội mua sắm lớn nhất thế giới, vượt xa các sự kiện tương tự của Mỹ như “Thứ Sáu Đen tối” (Black Friday) và Cyber Monday (Thứ Hai điện tử) về doanh số bán hàng.
Năm 2021, Alibaba công bố doanh thu của sự kiện Ngày Độc thân đạt 540,3 tỷ NDT (76,1 tỷ USD) và nhiều người đang theo dõi xem liệu Alibaba cùng với các nhà bán lẻ khác có thể để đạt tổng doanh thu kỷ lục 1.000 tỷ NDT hay không.
Trong một thông báo ngày 12/11, Alibaba cho biết kết quả của sự kiện mua sắm năm nay "tương tự như năm 2021... bất chấp những thách thức vĩ mô và những tác động liên quan đến dịch COVID-19", mà không cung cấp con số chi tiết.
Khoảng 290.000 thương hiệu đã tham gia vào sự kiện mua sắm Ngày Độc thân năm 2022, trong đó các nhà bán hàng đã tung ra các chương trình ưu đãi khác nhau bắt đầu từ cuối tháng 10/2022.
Một ngày trước đó, Công ty nghiên cứu Syntun ước tính rằng các nền tảng mua sắm trực tuyến bao gồm Alibaba và JD.com đã đạt tổng cộng 262 tỷ NDT trong khoảng thời gian từ 20:00 ngày 10/11 đến 14:00 ngày 11/11.
Từng là ngày hội tiêu dùng sôi động, Ngày Độc thân đã trở nên im lặng hơn trong những năm gần đây trong bối cảnh Bắc Kinh mạnh tay chấn chỉnh các nền tảng trực tuyến.
Hồi tháng 4/2022, các nhà quản lý đã phạt Alibaba 2,8 tỷ USD vì các hành vi chống cạnh tranh và sự hiện diện trước công chúng của tỷ phú Jack Ma đã giảm đáng kể trong hai năm qua.
Jacob Cooke, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn thương mại điện tử WPIC Marketing + Technologies cho biết đã có sự chuyển hướng từ tiêu thụ quá mức và nhấn mạnh vào tổng giá trị hàng hóa (GMV).
Sự thay đổi này đã diễn ra trong vài năm nay, liên quan đến sự thịnh vượng chung, mục tiêu chống độc quyền.
Ông Jacob Cooke cũng đề cập đến nỗ lực không ngừng của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm kiềm chế tầm ảnh hưởng của các công nghệ lớn.
Người tiêu dùng cũng đang thắt lưng buộc bụng khi chính quyền Bắc Kinh kiên trì với chiến lược Zero-COVID, dẫn đến việc cắt giảm lương trên diện rộng và làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Alibaba dự kiến sẽ báo cáo lợi nhuận cho các bên liên quan vào tuần tới./.
Tác giả: Minh Hằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy