Ảnh minh họa. (Nguồn: Vũ Sinh/TTXVN)
Ngày 1/11, Ấn Độ cho biết nước này sẽ cho phép xuất khẩu các lô hàng gạo trắng và gạo nâu có thư tín dụng được phát hành trước ngày 9/9.
Quyết định này nhằm hỗ trợ các nhà xuất khẩu đang gặp khó khăn do các biện pháp của Chính phủ Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo.
Trong thông báo cùng ngày, Chính phủ Ấn Độ cho biết thêm sẽ cho phép xuất khẩu 600.000 tấn gạo sang Nepal - quốc gia chủ yếu nhập khẩu của Ấn Độ để đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước.
Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo của Ấn Độ, ông B.V. Krishna Rao, nhấn mạnh các quyết định trên là biện pháp hỗ trợ lớn mà hiệp hội này mong chờ trong nhiều tuần qua.
Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia, chiếm 40% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Trong năm 2021, xuất khẩu gạo của Ấn Độ chạm mốc kỷ lục 21,5 triệu tấn.
Tuy nhiên, ngày 8/9 vừa qua, Chính phủ Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với một số loại gạo xuất khẩu khác, trong bối cảnh nước này nỗ lực tăng nguồn cung và ổn định giá gạo trong nước.
Động thái này khiến gần 1 triệu tấn gạo mắc kẹt tại các cảng. Kể từ đó đến nay, giá gạo trắng xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng 12%.
Trong tháng 10 vừa qua, nước này đã cho phép xuất khẩu 397.267 tấn gạo tấm./.
Tác giả: Minh Tâm
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy