Nguồn tin Bloomberg cho biết Ấn Độ đang xem xét cấm xuất khẩu hầu hết các loại gạo; một động thái được cho là sẽ đẩy giá gạo toàn cầu vốn đã cao sẽ càng cao hơn.
Theo đó, chính phủ Ấn Độ đang thảo luận kế hoạch cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo không phải gạo Basmati, do giá cả hàng hóa tại quốc gia này đang tăng cao và các nhà chức trách muốn tránh nguy cơ lạm phát gia tăng.
Được biết, gạo là lương thực chính của khoảng một nửa dân số thế giới, trong đó châu Á tiêu thụ khoảng 90% nguồn cung toàn cầu.
Ấn Độ là quốc gia số 1 về xuất khẩu gạo, chiếm khoảng 40% hoạt động thương mại gạo trên toàn cầu. Năm ngoái, quốc gia Nam Á này đã cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với các lô hàng gạo trắng và gạo lứt sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraina khiến giá các mặt hàng lương thực như lúa mì và ngô tăng vọt. Ấn Độ cũng đã hạn chế xuất khẩu lúa mì và đường.
Nếu được thực hiện, lệnh cấm mới sẽ ảnh hưởng đến khoảng 80% lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ. Bloomberg đánh giá động thái này sẽ giúp Ấn Độ hạ giá tiêu dùng trong nước, tuy nhiên lại đẩy giá gạo thế giới cao hơn, trong bối cảnh giá gạo toàn cầu đã tăng vọt lên mức cao nhất trong hai năm vừa qua, do lo ngại tình trạng El Nino sẽ quay trở lại và ảnh hưởng đến mùa màng.
Cơ hội mở ra cho Việt Nam
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2023 đạt 4,27 triệu tấn với 2,3 tỷ USD, tăng 22,2% về khối lượng và tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá gạo Việt Nam xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm nay ước đạt 539 USD/tấn, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới giai đoạn 2022-2023. Nguồn: Statista.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh Ấn Độ xem xét lệnh cấm xuất khẩu gạo, nguồn cung gạo trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Chưa kể, giá gạo Thái Lan tăng do đồng baht tăng giá trở lại khiến Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu.
Trong ngắn hạn, với nguồn cung có sớm từ vụ lúa đông xuân, sản lượng, giá gạo Việt Nam dự kiến vẫn ở mức tốt. Đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo như Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An,…được hưởng lợi trong thời gian tới.
Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng đã nâng dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023 tiếp tục vượt 7 triệu tấn, chủ yếu là do nhu cầu từ một số quốc gia châu Á (Trung Quốc, Indonesia,...) gia tăng. Với dự báo này, Việt Nam sẽ đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo trong năm 2023 sau Ấn Độ (22,5 triệu tấn) và Thái Lan (8,5 triệu tấn), chiếm 12,7% thương mại gạo toàn cầu.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức khi chưa thực sự đa dạng hóa thị trường, vẫn có dấu hiệu phụ thuộc vào một thị trường trọng điểm như Philippines hoặc Trung Quốc. Ngoài ra, chi phí sản xuất gia tăng do giá vật tư nông nghiệp đầu vào tăng mạnh, đẩy giá thành thu mua thóc, gạo hàng hóa lên cao, gây áp lực cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Điều này đòi hỏi Việt Nam cần có chiến lược dài hơi để mở rộng tìm kiếm thị trường, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; cũng như có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo trong dài hạn, cùng nhau phối hợp với nông dân để nâng cao chuỗi giá trị toàn ngành, đảm bảo gia tăng cả về giá lẫn sản lượng gạo xuất khẩu.
Tác giả: Nhung Bùi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy