Tin liên quan
Qua những tài liệu công bố, Ocean Group (mã: OGC) cho biết đã chi tới 500 tỷ đồng thông qua ông Hà Trọng Nam (anh trai ông Thắm) mua cổ phần của Công ty CP Kem Tràng Tiền. Đến ngày 31/12/2013, Công ty CP khách sạn và dịch vụ Đại Dương (mã: OCH) - thuộc Ocean Group đã chính thức nắm 78,4% cổ phần Kem Tràng Tiền. Nhưng đầu năm 2015, OCH đã không còn ghi nhận Kem Tràng Tiền là công ty con, hay công ty liên kết.
“Nhấp nháy thông tin” VISSAI ở “khu đất vàng”
Tháng 5/2015, trên website, Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát VISSAI (VISSAI Group) bất ngờ cập nhật thêm dự án Trung tâm thương mại – Dịch vụ số 35 Tràng Tiền (Hà Nội). Theo giới thiệu, dự án có tổng mức đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng, với 6 tầng thương mại, dịch vụ và giải trí (2 tầng hầm). Tổng diện tích dự án lên tới 2.000 m2 và nằm tại khu đất “vàng” 35 Tràng Tiền- là trụ sở của Công ty CP Kem Tràng Tiền.
Câu hỏi đặt ra là: Hoàng Phát VISSAI đã tham gia dự án 35 Tràng Tiền bằng cách nào?
Tuy nhiên đó chỉ là thông tin sơ lược. Hoàng Phát VISSAI không cho biết tư cách tham gia dự án này là chủ đầu tư, hay là bên góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh dự án 35 Tràng Tiền. Vì nếu là chủ đầu tư dự án, thì có thể hiểu, Hoàng Phát VISSAI đã mua cổ phần lớn, trở thành chủ sở hữu của Công ty CP Kem Tràng Tiền, hoặc công ty mẹ OCH.
Thông tin này hiện tại đã không còn nằm trong mục “Các Công trình – dự án đầu tư của The Vissai đã và đang thực hiện” trên trang web của Hoàng Phát VISSAI. Nhưng theo bản chụp thông tin trên trang web http://vissaigroup.vn/ của PV trước đó (lúc 3 giờ 17 phút chiều 27/5/2015), thì dự án “Trung tâm thương mại – Dịch vụ 35 Tràng Tiền – Hà Nội” nằm ở vị trí thứ 8 trong mục này.
Trước đó, trong nửa cuối năm 2014 và quý 1/2015, mặc dù OCH không công bố có hoạt động chuyển nhượng cổ phần Kem Tràng Tiền, nhưng báo cáo tài chính quý 1/2015 đã không còn ghi nhận Kem Tràng Tiền là công ty con, hay công ty liên kết của OCH.
Một chi tiết đáng chú ý, đến hết 31/3/2015, hơn 66,7% vốn cổ phần OCH vẫn được nắm giữ bởi OceanGroup - công ty mẹ - dù nhiều tháng qua, cổ đông này liên tục chào bán cổ phiếu OCH. Mặt khác, diện tích khu đất dự án của Hoàng Phát VISSAI là 2.000m2, lớn hơn con số 1.500m2 đất thuộc sở hữu của Kem Tràng Tiền cùng tại vị trí này. Phải chăng có đến 2 số 35 Trang Tiền, hay là tập đoàn này đã sở hữu thêm diện tích đất ở khu vực quanh đó?
Bản chụp thông tin trên trang web http://vissaigroup.vn/ lúc 3 giờ 17 phút chiều 27/5/2015.
Với giá giao dịch trên thị trường từ vài trăm triệu đến 1 tỷ đồng mỗi m2 đất tại khu vực quanh Hồ Gươm, thì giá trị khu đất 2.000 m2 này có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Được biết, Hoàng Phát VISSAI rất nổi tiếng trong lĩnh vực đầu tư hàng loạt dự án nhà máy xi măng, thủy điện, bất động sản, khu công nghiệp… Dự án 35 Tràng Tiền chỉ là 1 trong 12 dự án đầu tư lớn của tập đoàn này.
Có thể kể đến như: dự án khu tổ hợp nghỉ dưỡng suối nóng Kênh Gà (Ninh Bình) có quy mô 30.000 tỷ đồng, Nhà máy xi măng The Vissai Ninh Bình (5.000 tỷ đồng), Nhà máy xi măng The Vissai Miền Trung (10.500 tỷ đồng), Nhà máy thép Vinakansai (1.200 tỷ đồng), Nhà máy Thủy Điện Quảng Nam (2.000 tỷ đồng), nhà máy dệt sợi Sài Gòn (300 tỷ đồng)…
Có phải là một vụ “bắt nợ” hay “chuyển nợ”?
Trong quan hệ kinh doanh, Hoàng Phát VISSAI cũng không hề xa lạ với OCH. Trước đó, năm 2012, tập đoàn này đã mua 97% cổ phần Công ty CP Sài Gòn Givral – công ty con của OCH. Qua đó, sở hữu dự án khách sạn Starcity Sài Gòn, nay có tên mới là Vissai Saigon Hotel.
Cụ thể, Hoàng Phát VISSAI đã mua 22,6 triệu cổ phiếu OCH (cổ phần tăng vốn), tương ứng giá trị hơn 226 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2012, OCH cho biết đã nhận 232,9 tỷ đồng tiền trả trước của Hoàng Phát Vissai. Sang năm 2013, số tiền này mới được ghi nhận vào doanh thu của OCH.
Cùng thời điểm cuối năm 2012, OCH ghi nhận có hai khoản phải trả cho Hoàng Phát Vissai với tổng số tiền 172,87 tỷ đồng. Cụ thể, OCH phải trả ngắn hạn là 84,88 tỷ đồng và trả dài hạn là 87,99 tỷ đồng. Đến quý 2/2013, OCH mới trả hết số nợ này.
Có ý kiến phân tích cho rằng, rất có thể dòng tiền thu từ thương vụ chuyển nhượng khách sạn Starcity Sài Gòn đã được đối trừ công nợ giữ OCH và Hoàng Phát VISSAI. Hay nói cách khác là một vụ “bắt nợ” của Hoàng Phát VISSAI? Tuy nhiên đó mới chỉ là ý kiến mang tính suy luận mà thôi, chứ hiện nay chưa có cơ sở để kết luận điều đó.
Còn về trường hợp Hoàng Phát VISSAI xuất hiện tại dự án 35 Tràng Tiền, OCH hiện chưa công bố bất cứ thông tin nào liên quan đến thay đổi sở hữu tại OCH hay công ty Kem Tràng Tiền. Điều cũng gây ra nghi ngờ nữa là bởi thông tin trên hiện nay đã bị gỡ và không còn tồn tại trên trang web của Hoàng Phát VISSAI.
Được biết, tháng 1/2011, Hội đồng quản trị OCH đã quyết định mua lại 634.700 cổ phần Công ty CP Tràng Tiền, giá trị chỉ vỏn vẹn hơn… 6,3 tỷ đồng. Nhưng từ trước đó, OCH đã ứng cho ông Hà Trọng Nam 500 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng cổ phần Kem Tràng Tiền từ nhóm cổ đông. Tuy thế, mãi đến 31/12/2013, OCH mới chính thức ghi nhận Công ty CP Kem Tràng Tiền là công ty con, có sở hữu 78,4% vốn điều lệ và giá trị đầu tư chỉ có 117,6 tỷ đồng.
Cho đến ngày 31/3/2015, OCH vẫn ghi nhận khoản phải thu 500 tỷ đồng này từ ông Hà Trọng Nam, kèm số tiền lãi hơn 142 tỷ đồng. Có nghĩa, về nguyên tắc, trong suốt 3 năm kể từ khi nhận số tiền 500 tỷ đồng, ông Hà Trọng Nam – hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty OCH vẫn chưa trả lại số tiền này cho OCH, dù thương vụ “thâu tóm” doanh nghiệp đã xong.
Thông qua thông tin được đưa ra “chớp nhoáng” trên trang web của Hoàng Phát VISSAI, cũng đã có ý kiến suy đoán rằng, có thể toàn bộ cổ phần Kem Tràng Tiền do OCH sở hữu (78,4%) được mua bằng nguồn tiền vay nợ của Hoàng Phát VISSAI. Tức có hai dòng tiền được đổ vào “thâu tóm” một doanh nghiệp. Trong cơn nguy khốn của Tập đoàn Đại Dương và đại gia Hà Văn Thắm, thì Hoàng Phát VISSAI đã tiến hành “bắt nợ” toàn bộ số cổ phần Kem Tràng Tiền?
Theo đó, ý kiến suy đoán rằng, để hiện thực hóa ý tưởng của ông Hà Văn Thắm đã bị “bỏ quên” suốt 3 năm qua, Hoàng Phát VISSAI đã quyết định đầu tư dự án trung tâm thương mại-dịch vụ tại 35 Tràng Tiền với mức vốn 1.000 tỷ đồng?
Mặc dù mọi thông tin có được, cũng như những ý suy đoán ở trên vẫn chưa có cơ sở để kết luận được vai trò của Hoàng Phát VISSAI ở “mảnh đất vàng” 35 Trang Tiền (Hà Nội), nhưng điều đó cũng cho thấy dự án này đang có nhiều thông tin cần được làm sáng tỏ trong bối cảnh OCH và cả OGC đang là những công ty dại chúng và đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán./.
Hải Hà
Nên đọc
Theo TBTCVN
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy