Một sân bay ở London. (Nguồn: airport-technology.com)
Chính phủ Anh cho biết từ 10/7, nước này sẽ dỡ bỏ quy định cách ly đối với những người đến xứ England từ nhiều quốc gia được xem là có nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 thấp, trong đó có Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Italy.
Danh sách đầy đủ các nước được dỡ bỏ quy định sẽ được công bố trong ngày 3/7.
Anh vốn là quốc gia có số ca tử vong do COVID-19 cao nhất châu Âu, với ít nhất 44.000 người chết. Để ngăn chặn tốc độ lây lan của dịch bệnh, Chính phủ Anh đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc trong ba tháng qua, đồng thời kể từ ngày 8/6 tất cả những người từ nước ngoài đến Anh, kể cả công dân Anh về nước, phải tự cách ly trong 14 ngày.
Các hãng hàng không và ngành du lịch cho rằng biện pháp này sẽ làm hàng nghìn người mất việc làm và gây thiệt hại hơn nữa cho nền kinh tế Anh.
Trong bối cảnh tỷ lệ lây nhiễm đã giảm, Anh đang dần dần dỡ bỏ các biện pháp hạn chế. Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi người dân cần tiếp tục tuân thủ quy định về giãn cách xã hội và hành động một cách "có trách nhiệm."
Việc dỡ bỏ quy định cách ly nói trên chỉ áp dụng đối với những người từ nước ngoài đến xứ England. Những người đến các khu vực khác của Anh bao gồm Scotland, Wales hoặc Bắc Ireland vẫn phải thực hiện tự cách ly trong 14 ngày, nếu vi phạm sẽ bị phạt.
Anh hy vọng các quốc gia trong danh sách được nới lỏng quy định cách ly khi đến England cũng sẽ dỡ bỏ hạn chế đối với du khách Anh để tạo điều kiện cho công dân Anh đi du lịch nước ngoài. Anh vẫn đang đàm phán với các nước về vấn đề này.
Liên quan dịch bệnh, một bệnh viện nhi lớn ở London đã ghi nhận số trẻ em bị ngược đãi trong thời gian phong tỏa do dịch bệnh đã tăng gấp 15 lần so với những năm trước.
Trong vòng một tháng từ ngày 23/3 đến ngày 23/4, bệnh viện nhi Great Ormond Street báo cáo có 10 trẻ sơ sinh từ 2 tuần tuổi đến 13 tháng tuổi được chẩn đoán bị thương ở vùng đầu do bị bạo hành. Cùng kỳ trong các năm 2017, 2018 và 2019, trung bình chưa đến một trường hợp (0,67) trẻ em bị ngược đãi.
Các nhà nghiên cứu cho rằng trên thực tế, số trẻ em bị bạo hành có thể cao hơn nữa vì đây chỉ là con số báo cáo của một bệnh viện ở Anh.
Không chỉ ở Anh, số trẻ em bị bạo hành gia tăng ở nhiều quốc gia khác trong thời gian áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Trong vài tuần gần đây, nhiều nước đã thông báo gia tăng các vụ bạo lực đường phố, bạo lực gia đình và lạm dụng chất gây nghiện trong thời gian phong tỏa.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy