Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid
Chính phủ Anh từ năm 1965 đã không áp dụng án tử hình. Nhưng trong vụ việc truy tố hai cựu công dân Anh bị buộc tội chiến đấu cho tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), chính quyền London có thể sẽ nghĩ lại.
Trường hợp ngoại lệ để răn đe khủng bố
Hồi đầu tuần, một lá thư bị rò rỉ của Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid viết cho Tổng chưởng lý Hoa Kỳ Jeff Sessions, tiết lộ rằng, Chính phủ Anh sẵn sàng hợp tác với chính quyền Mỹ trong việc khởi tố hai cựu công dân Anh.
Đáng chú ý là, ông Javid viết rằng, Vương quốc Anh sẽ không tìm kiếm sự bảo đảm đối với việc không sử dụng hình phạt tử hình như thường lệ.
Trường hợp mà Bộ trưởng Javid nói đến là Alexanda Kotey và Shafee El-Sheikh, hai tay súng khủng bố IS trong nhóm 4 người có biệt danh “Beatles” - bị cáo buộc tham gia vào nhiều vụ tra tấn và giết các con tin phương Tây bị bắt cóc ở Iraq và Syria.
Trong đó, các phần tử này đã tham gia chặt đầu các nhà báo Mỹ James Foley và Steven Sotloff, các nhân viên cứu trợ Alan Henning và David Haines (người Anh) và Peter Kassig (công dân Hoa Kỳ).
Kotey và El-Sheikh bị bắt hồi tháng 1 và sau đó bị tước quyền công dân Anh. Hai người này hiện đang được các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn ở Syria giam giữ.
Theo luật pháp Anh, hình phạt tử hình đã bị cấm trong hơn 50 năm qua và không chỉ giới hạn trong lãnh thổ vương quốc. Xứ sở sương mù đã từng kiêu hãnh với “di sản” này và duy trì cho đến nay khi từ chối dẫn độ các cá nhân đến các quốc gia mà không có giấy đảm bảo rằng, những người đó sẽ không bị án tử hình.
“Tôi cho rằng có những lý do hợp lý, rõ ràng và cần thiết để áp dụng hình phạt tử hình trong trường hợp cụ thể này”, ông Javid đã viết trong thư gửi quan chức Mỹ Sessions ngày 2/6 và nói rằng, quyết định trên đánh dấu sự thay đổi lập trường thường lệ của London.
“Quyết định của chúng tôi trong vụ việc là trường hợp đặc biệt, không cho thấy sự thay đổi căn bản trong chính sách về việc ủng hộ các án phạt tử hình ở Mỹ hay các nước khác nói chung”, Bộ trưởng Anh lưu ý thêm.
Gây tranh cãi pháp lý
Nhưng các nhà lập pháp bảo thủ và các tổ chức nhân quyền lại không nghĩ vậy khi chế giễu rằng, hành động đơn phương, phá vỡ tiền lệ của chính quyền Anh sẽ thiết lập một tiền lệ nguy hiểm.
“Chúng ta không thể chọn lựa khi áp dụng một nguyên tắc cơ bản là phản đối án tử hình dưới mọi hình thức”, nhà lập pháp Anna Soubry nói trên tờ Atlantic trong khi ông Allan Hogarth.
Quyết định của Bộ trưởng Nội vụ Anh cũng đặt ra những câu hỏi khó khăn về thẩm quyền: Ai có thể xét xử những nghi phạm khủng bố mà tội danh họ bị cáo buộc ở nước ngoài? Ai có thể trừng phạt họ và bằng phương pháp nào?
Ngoài ra, kế hoạch xử án của Anh cũng vấp phải những thách thức về mặt pháp lý. Ngoài việc thông qua luật riêng (bãi bỏ án tử hình) năm 1965, Vương quốc Anh cũng đã ký vào Công ước châu Âu về Nhân quyền, trong đó có bảo vệ quyền sống của con người. Năm 2003, Anh đã thông qua đạo luật cấm dẫn độ các cá nhân đến các quốc gia mà họ có thể đối mặt với án tử hình.
Trong một phát biểu trước Hạ viện hôm thứ hai, Bộ trưởng An ninh Anh Ben Wallace nói rằng, có một hướng dẫn trong Nội các cho phép Bộ trưởng Nội vụ đưa ra ngoại lệ khi có những lý do rõ ràng để thi hành án tử hình.
Ông Wallace lưu ý rằng, động thái này được đưa ra như là một điều kiện để ủng hộ việc truy tố Kotey và El-Sheikh trên đất Mỹ, mặc dù Vương quốc Anh đồng ý chia sẻ thông tin tình báo với Mỹ, London sẽ không dẫn độ hai người này vì họ không còn là công dân Anh.
Am hiểu về luật, ông Thom Brooks, chủ nhiệm khoa Luật của trường Luật Durham cho rằng, dù Chính phủ Anh có quyền thu hồi quốc tịch của các nghi phạm khủng bố khi họ ở nước ngoài để ngăn cản các đối tượng này trở về nước. Nhưng, việc này có thể vi phạm nghĩa vụ quốc tế của Anh nếu khiến các cá nhân đó vô quốc tịch, như trường hợp của Kotey và El-Sheikh.
“Tôi có thể chắc chắn rằng điều này là bất hợp pháp. Nếu họ không có quốc tịch khác vào thời điểm Anh rút quốc tịch thì việc này sẽ không có hiệu lực. Trên thế giới, không có ai không có quốc tịch cả”, luật sư Brooks khẳng định.
Còn luật sư nhân quyền Wagner lại cho rằng, quyết định của ông Javid có thể làm suy yếu nỗ lực của Vương quốc Anh lâu nay khi chống lại án tử hình ở những nơi khác. Mặt khác, dù đây chỉ là điều chỉnh một lần duy nhất, thì việc làm này có thể gây ra một tiền lệ không mong muốn cho chính sách của Anh trong tương lai.
Theo Giao thông
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy