Đây là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng một biện pháp chống bán phá giá sau khi hai doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ là Posco VST và Hòa Bình Inox đầu tháng 5/2013 đã nộp đơn kiện chống bán phá giá mặt hàng này.
Posco VST và Hòa Bình Inox đã nộp đơn kiện chống bán phá giá thép không gỉ hồi đầu tháng 5/2013
Chiếm 80% thị phần sản xuất thép không gỉ trong nước, đến nay tổng năng lực sản xuất của Posco VST và Inox Hoà Bình đã lên tới xấp xỉ 370.000 tấn. So với nhu cầu trong nước là 400.000 tấn một năm, năng lực sản xuất thép không gỉ trong nước có thể hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp đến nay vẫn chưa thể đạt được công suất thiết kế do phải cạnh tranh gay gắt với một lượng lớn thép không gỉ nhập khẩu đến từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, trong những năm qua, sản lượng thép không gỉ của nước ta đạt khoảng 150.000 tấn/năm. Trong khi đó, nhu cầu về thép không gỉ của Việt Nam khoảng độ 400.000 tấn/năm. Như vậy, phần lớn, Việt Nam đang phải nhập thép không gỉ từ bên ngoài.
Theo kết quả điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, giá thép không gỉ nhập khẩu thấp hơn 12% giá thép trong nước, khiến cho tốc độ tăng trưởng sản xuất trong nước giảm đi đáng kể. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn điều tra chỉ đạt 5%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của năm 2010 là 113%. Với việc kết luận thép không gỉ nhập khẩu đã bán phá giá tại thị trường Việt Nam, Bộ Công Thương đã ra quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép nhập khẩu đến từ 4 quốc gia: Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan, với mức thuế dao động từ 3,07% đến 37,29%.
“Mục đích của việc áp thuế chống bán phá giá không phải để bảo hộ nền sản xuất trong nước, mà để lập lại môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa nước ngoài đang nhập khẩu vào Việt Nam và đang bán phá giá với hàng hóa được sản xuất trong nước. Chính vì vậy, chúng tôi kì vọng thông qua việc áp thuế chống bán phá giá, ngành sản xuất trong nước sẽ có cơ hội để hồi phục lại, khắc phục những khó khăn, thiệt hại trong thời gian vừa qua…”, bà Phạm Châu Giang - Trưởng phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, cho biết.
Gia nhập WTO từ năm 2007, đến nay, Việt Nam đã phải chịu gần 100 vụ điều tra chống bán phá giá trên thế giới, song đây là lần đầu tiên Việt Nam đứng ra điều tra các nước trên thế giới bán phá giá vào Việt Nam. Tính đến thời điểm này, thép không gỉ là sản phẩm nhập khẩu thứ ba vào Việt Nam bị kiện, nhưng đây là mặt hàng đầu tiên bị áp thuế chống bán phá giá tại Việt Nam. Việc Việt Nam đang tăng cường mở cửa thị trường thông qua các Hiệp định Thương mại tự do, thì kiện chống bán phá giá được đánh giá là một trong ba công cụ hợp pháp và hữu ích mà các doanh nghiệp và ngành hàng có thể sử dụng để bảo vệ thị trường nội địa của mình.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy