Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại Buenos Aires, Argentina trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 22/5, Bộ trưởng Tài chính Argentina Martin Guzman cho biết, nước này đã vỡ nợ lần thứ hai trong vòng chưa đầy 20 năm, sau khi quốc gia Mỹ Latinh này không trả được 500 triệu USD tiền lãi cho khoản nợ trái phiếu của mình.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Argentina cũng lưu ý rằng các cuộc đàm phán tái cấu trúc nợ giữa nước này với các chủ nợ vẫn đang được tiến hành.
Giới quan sát đã dự báo về sự vỡ nợ này ngay sau khi Chính phủ Argentina ngày 21/5 cho biết sẽ kéo dài thời hạn đàm phán với các chủ nợ để tái cơ cấu khối nợ nước ngoài trị giá khoảng 66 tỷ USD của nước này đến ngày 2/6. Chính phủ của Tổng thống Alberto Fernandez dự kiến sẽ đạt được một thỏa thuận trước khi nước này phải gánh chịu toàn bộ ảnh hưởng từ vụ vỡ nợ.
Argentina đã yêu cầu các chủ nợ chấp nhận thời gian ân hạn ba năm, giảm 62% tiền lãi (tương đương tới gần 38 tỷ USD) và 5,4% về vốn (khoảng 3,6 tỷ USD). Tuy nhiên, đề xuất này đã bị phía chủ nợ từ chối.
Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s cho biết, việc Argentina bị vỡ nợ sẽ gây ra tổn thất đáng kể cho các nhà đầu tư. Moody’s cũng cảnh báo triển vọng cho tiến trình tái cơ cấu nợ của Argentina nhiều khả năng sẽ trở nên phức tạp hơn.
Nhà kinh tế học Marina Dal Poggetto từ công ty tư vấn tài chính EcoGo nói rằng nếu đa số các chủ nợ đồng ý đề xuất của phía Argentina, giai đoạn vỡ nợ sẽ rất ngắn. Tuy nhiên, nếu các cuộc đàm phán mất nhiều thời gian, nền kinh tế Nam Mỹ này sẽ phải trả giá đắt.
Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích tại công ty tư vấn tài chính Capital Economics cho biết rủi ro về khả năng cuộc đàm phán tái cấu trúc nợ sẽ bị kéo dài sang năm tới đang ngày càng lớn dần.
Chuyên gia Ignacio Labaqui của công ty tư vấn Medley Global Advisors chỉ ra rằng Argentinca vẫn còn nhiều khoản thanh toán lãi trái phiếu đáo hạn vào cuối tháng Sáu và chúng lại có thể bị trì hoãn thêm một tháng. Nếu khi đó các bên chưa đạt được thỏa thuận tái cấu trúc nợ, các chủ nợ có thể sẽ xem xét việc kiện Chính phủ Argentina vì họ nghĩ rằng nước này sẽ không thể đạt được một thỏa thuận ngắn hạn.
Nền kinh tế Nam Mỹ này đang nợ 324 tỷ USD, tương đương khoảng 90% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Argentina vốn đã chìm trong suy thoái suốt hai năm qua, nhưng cuộc khủng hoảng đã trở nên trầm trọng hơn khi nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19. Mặc dù là một trong những nước xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới, Argentina đã vỡ nợ tám lần trong lịch sử và lần này đánh dấu vụ vỡ nợ thứ chín.
Lần gần đây nhất nước này tuyên bố không thể trả lãi vay nợ là vào năm 2001 khi Argentina nợ 100 tỷ USD.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy