Hôm 16/12, Bộ trưởng Thương mại Australia, ông Simon Birmingham, thông báo ông đã yêu cầu WTO điều tra về mức thuế bổ sung mà Trung Quốc áp đối với lúa mạch nhập khẩu Australia, cho rằng đây là hành động "thiếu cơ sở" và "không dựa trên bằng chứng".
"Dựa trên các bằng chứng, dữ liệu và phân tích mà chúng tôi tổng hợp, chúng tôi tin đây là một vụ kiện thực sự mạnh mẽ”, Bộ trưởng Birmingham phát biểu.
Đây là lần đầu tiên Australia kiện Trung Quốc lên WTO vì một loại hàng hóa nông nghiệp. Quy trình giải quyết tranh chấp của WTO thường tốn nhiều thời gian, nhưng vị bộ trưởng nghĩ đó là giải pháp thích hợp cho Australia vào thời điểm hiện nay.
Hồi tháng 5, Trung Quốc áp thuế 80,5% với mặt hàng lúa mạch nhập khẩu từ Australia để chống hành vi bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp trong nước. Quyết định của Bắc Kinh có hiệu lực từ ngày 19/5, kéo dài trong vòng 5 năm, bao gồm thuế chống bán phá giá 73,6% và thuế chống trợ cấp 6,9%.
Simon Birmingham, Bộ trưởng Thương mại Australia, đã kiện mức thuế bổ sung của Trung Quốc đối với lúa mạch Australia, lên WTO. Ảnh: ABC
Australia là quốc gia cung cấp lúa mạch lớn nhất cho Trung Quốc, với tổng giá trị xuất khẩu lên tới 1,3 tỷ USD/năm. Giới chức Australia từng nói Trung Quốc là đối tác quan trọng và khó có thể thay thế, trong khi Bắc Kinh lại có thể chọn nhiều nguồn cung cấp khác như Pháp, Canada, Argentina và một số nước châu Âu.
Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang sa sút dần trong nhiều tháng gần đây. Theo thống kê, Trung Quốc áp thuế cao hoặc thực hiện một số hình thức kiểm soát đối với ít nhất 13 mặt hàng xuất khẩu của Australia, như lúa mạch, thịt bò, than, đồng, bông, tôm hùm, đường, gỗ, rượu, lúa mì, len. Trung Quốc còn nhắm tới các dịch vụ chủ chốt của Australia như du lịch và giáo dục.
Từ trước tới nay Canberra vẫn không ưu tiên đưa các tranh chấp lên tổ chức WTO vì lo ngại việc giải quyết có thể kéo dài nhiều năm, khiến Australia có thể hứng đòn trả đũa và tác động xấu tới mối quan hệ ngoại giao.
Đối đầu Canberra - Bắc Kinh cũng khiến người kêu gọi Australia thay đổi mô hình kinh tế lạc hậu đã hàng thập kỷ của Australia. Đó là mô hình chủ yếu dựa vào việc cung cấp nguyên liệu thô sơ. Trong khi đó, Trung Quốc đang vượt lên nhanh chóng và trở thành một nền kinh tế hiện đại.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy