Đồng đôla Mỹ (phải) và đồng euro. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 5/4, Ba Lan đã chặn một thỏa thuận do Pháp đề xuất về cách thức triển khai áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn Liên minh châu Âu (EU).
Theo giới chức Ba Lan, dù thỏa thuận của Pháp về cách áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu đã sửa đổi, song Warsaw vẫn quan ngại về việc chính sách thuế này có hiệu lực mà không có quy định ngăn chặn các công ty đa quốc gia lớn "né" thuế bằng cách đặt lợi nhuận ở các nước có mức thuế thấp.
Bà Magdalena Rzeczkowska, người đứng đầu Cơ quan ngân sách quốc gia, nhấn mạnh thỏa hiệp do Pháp đề xuất không phải giải pháp mang tính ràng buộc pháp lý để đảm bảo mọi quy định về thuế có hiệu lực vào cùng một thời điểm.
Trước đó, Ba Lan cho rằng cần có một liên kết ràng buộc về pháp lý mạnh mẽ hơn giữa thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu với nguyên tắc đánh thuế thu nhập dựa trên doanh thu tại thị trường, thay vì hiện diện thực tế của doanh nghiệp.
Theo Ba Lan, nguyên tắc này sẽ phân bổ một số thuế của các doanh nghiệp có lợi nhuận cao như Apple hay Facebook cho các quốc gia hay vùng lãnh thổ ghi nhận doanh thu phát sinh thay vì nơi đặt trụ sở chính của công ty.
Hiện, gần 140 quốc gia trên thế gới, gồm Ba Lan, đã đạt được thỏa thuận về áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% từ năm 2023 và nhất trí thực hiện nghiêm chính sách thuế này đói với các công ty công nghệ lớn như Google của Alphabet, Amazon hay Facebook của Meta nhằm ngăn chặn những công ty này đặt lợi nhuận tại những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có mức thuế thấp.
Pháp, nước giữ chức Chủ tịch EU luân phiên, đã thúc đẩy việc thực hiện nhanh chóng thỏa thuận thuế trên trong khối liên minh gồm 27 quốc gia và việc thực hiện chính sách này cần có sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên.
Hồi tháng trước, Ba Lan là một trong số 4 quốc gia ngăn chặn nỗ lực tìm kiếm sự thỏa hiệp về việc áp dụng thuế doanh nghiệp tối thiểu.
Tuy nhiên, sau đó, 3 nước phản đối còn lại là Estonia, Thụy Điển và Malta đã từ bỏ quan điểm trái ngược sau khi thỏa thuận do Pháp đề xuất được sửa đổi.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết sẽ đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự trong cuộc họp bộ trưởng các nước EU diễn ra vào tháng tới./.
Tác giả: Thanh Hương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy