Thời điểm này, trái vải đã bắt đầu được thu hoạch, “thủ phủ vải thiều” Lục Ngạn năm nay lại hứa hẹn một mùa bội thu. Ngay từ sáng sớm, trên các khu vườn đã nhộn nhịp tiếng nói cười của nông dân.
Do các thương lái chỉ thu mua vải buổi sáng, chiều sẽ đóng hàng và vận chuyển đi các tỉnh thành trong nước và xuất khẩu nên đa số các hộ gia đình có nhiều vải thiều sẽ làm đêm và khi trời chưa kịp sáng, chuẩn bị sẵn hàng để sáng sớm hôm sau đi bán.
Ghi nhận tại thôn Nghĩa, thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc giang, mới chỉ 3h sáng, nông dân đã luôn tay, luôn chân, người bẻ vải người gói, người buộc, người vặt lá...
Có 2 mẫu vườn với hơn 200 gốc vải trên 15 năm tuổi, dự kiến thu hoạch được 4 tấn, chị Nguyễn Thu Hà (thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) vui vẻ cho biết: "Ở Lục Ngạn mỗi khi vải chín rộ, nhà nào cũng phải tranh thủ dậy sớm, có nhà 2h sáng đã dậy rồi. Việc bẻ vải sớm giúp cho vải đẹp hơn, có giá cao hơn, kịp giờ để đi bán vì thương lái họ thường thu mua vải vào buổi sáng, chiều là đóng thùng chuyển đi".
Những quả vài căng mọng được bó thành từng chùm khoảng 3kg, được biết loại vải đẹp năm nay có giá 20-23.000 đồng/kg.
Vải chín muộn hơn, chị Trần Bích Phương đi làm công vào mỗi sáng sớm, chị chia sẻ: "Nhà tôi cũng có 100 gốc vải nhưng chín muộn, rảnh rỗi nên tôi đi bẻ thuê kiếm thêm thu nhập mỗi ngày. Buổi sáng người ta thuê với giá 150.000 đồng nên cũng cải thiện được kinh tế. Ban đầu mới làm khi lệch giờ ngủ cũng mệt nhưng lâu lâu rồi quen dần".
Luôn tay gói những chùm vải chín từ hơn 2h sáng, chị Giáp Thị Điểm mừng rỡ khi dịch COVID-19 đã qua dần đi, vừa làm vừa trò chuyện, chị Điểm cho biết: "Nếu dịch bệnh mà vẫn còn thì tôi hay nhiều người khác chắc sẽ phải dừng việc buôn bán lại vì dù sao sức khỏe là trên hết cứ cố bán hàng mà mang dịch về quê hương thì hậu quả sẽ khó lường.
Năm 2020 huyện Lục Ngạn dự báo sản lượng đạt trên 85.000 tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 18.000 - 20.000 tấn.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, huyện Lục Ngạn đã lên 3 phương án tiêu thụ vải thiều, trong đó đang thực hiện theo phương án 2 với kịch bản: dịch COVID-19 được kiểm soát nhưng chưa hết dịch. Theo đó, sản lượng tiêu thụ vải thiều tươi ở trong nước khoảng 34.000 tấn, xuất khẩu 36.000 tấn và 15.000 tấn khác phục vụ chế biến nước ép, sấy.
Trao đổi với PV, ông Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: "UBND huyện Lục Ngạn đã xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều trong bối cảnh COVID-19 bao gồm, xuất khẩu bình thường, xuất khẩu 1 vài thị trường và trường hợp xấu nhất là chỉ tiêu thụ nội địa. Chúng tôi đã xác định tinh thần nếu như dịch bệnh còn thì sẽ tập trung xúc tiến, tiêu thụ trong nước, cụ thể là các thành phố lớn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, các tỉnh miền Tây, các khu công nghiệp…Bên cạnh đó, tổ chức các lò sấy khô, tích trữ, toàn huyện đã chuẩn bị 400 lò với công suất 13 đến 15.000 tấn".
Công đoạn cuối cùng của thu hoạch là chất vải lên những sọt có sức chứa hàng tạ để mang ra các điểm thu mua.
Những năm qua, huyện Lục Ngạn luôn quan tâm đẩy mạnh việc thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả vải thiều, đồng thời chủ động tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người trồng vải…
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy