Ông Bùi Đức Thụ - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội (Ảnh: Bích Diệp)
Thực tế thì việc chi phát sinh tại các địa phương dẫn đến tình trạng chi vượt quá thu và địa phương không cân đối được cũng đã xuất hiện trong những năm qua.
Lý do thứ hai, trong điều kiện chi không vượt dự toán, thực hiện đúng bằng dự toán nhưng do lập dự toán thu không sát với thực tiễn, dẫn đến thu bị hụt thì vẫn xảy ra chênh lệch thu – chi (bội chi) ngân sách địa phương sẽ gia tăng.
Do đó, tôi cho là 2 đơn vị trong 2 tỉnh thành phía Nam có tình trạng chi tăng so với dự toán, một số khoản thu hụt so với dự toán, nên dẫn đến không cân đối được ngân sách địa phương cũng là điều tất nhiên thôi.
Trong trường hợp chi phát sinh mà chưa có nguồn thu để đảm bảo thì Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) hiện hành cho phép Chính phủ ứng trước dự toán năm sau để xử lý một số vấn đề phát sinh ở các địa phương cũng như các bộ ngành.
Luật NSNN mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017, trong quá trình thảo luận thì Quốc hội cũng đã bàn về vấn đề có tiếp tục quy định cho tạm ứng ngân sách năm sau không? Nhiều ý kiến đề nghị không nên cho phép như vậy nữa để đảm bảo kỷ cương ngân sách được chặt chẽ hơn, đảm bảo chất lượng quản lý ngân sách nhà nước cũng như quản lý xây dự toán tốt hơn.
Vậy để xảy ra những trường hợp như tại Bạc Liêu và Cà Mau vừa qua có trách nhiệm của cá nhân các lãnh đạo địa phương hay không và theo ông, việc xử lý trách nhiệm ở đây nên được thực hiện như thế nào?
Nếu do nguyên nhân chủ quan trong quản lý điều hành ngân sách thì lúc bây giờ mới xem xét trách nhiệm cá nhân được. Còn nếu do nguyên nhân khách quan thì không thể nào xem xét được trách nhiệm cá nhân.
Xin cảm ơn ông!
Được biết, tại thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ giữa lãnh đạo cũ cho lãnh đạo mới thì Thành ủy Bạc Liêu đang còn khoảng 2,8 tỉ đồng công nợ, trong khi dự toán ngân sách năm 2015 cho Thành ủy Bạc Liêu chỉ xấp xỉ 1,6 tỉ đồng để chi tiêu trong 5 tháng, không đủ trả lương và tiền điện nước, không còn tiền để hoạt động. Còn tại TP.Cà Mau, ngoài gần 47 tỉ đồng nợ xây dựng cơ bản, địa phương này còn nợ Bảo hiểm xã hội 11 tỉ đồng, nợ Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Cà Mau 14 tỉ đồng. Phương án thường xuyên được địa phương này sử dụng là xin tạm ứng ngân sách năm sau để “đập” vào khoản chi trả của năm trước. |
Theo dantri.com.vn
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy