Ngày 3/7, theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã chỉ đạo lập 4 tổ công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc giải ngân vốn đầu tư công tại các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Trong đó Chủ tịch tỉnh trực tiếp làm tổ trưởng tổ 1, kiểm tra tại 3 ban quản lý dự án của tỉnh. 3 Phó chủ tịch tỉnh làm tổ trưởng các tổ còn lại, kiểm tra các sở, ngành, địa phương có dự án đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia.
Các tổ này phải thường xuyên đi xuống tận nơi kiểm tra, giám sát các công trình, dự án vướng gì để giải quyết ngay.
Yêu cầu lập các tổ này của Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu được đưa ra sau khi công tác giải ngân vốn đầu tư công trong xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh còn khá thấp.
Một dự án đường được đầu tư xây dựng trước đó trên địa bàn TP Bạc Liêu (Ảnh: Huỳnh Hải).
Trước đó tại hội nghị xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm 2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu cho biết tỉnh được giao vốn đầu tư công hơn 3.635 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến 25/6, tỉnh mới giải ngân được hơn 934 tỷ đồng, đạt 25,7% so với kế hoạch (kế hoạch cả năm trên 95%).
Trong 16 sở, ban, ngành của tỉnh có 3 đơn vị chưa giải ngân đồng nào; có 1 đơn vị đạt 100%; các đơn vị còn lại từ 2,7% đến 61,2%. Trong 7 huyện, thị, thành phố, chỉ có 1 đơn vị đạt hơn 50%; còn lại mới từ 21% đến 40,5%.
Theo Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, công tác giải ngân vốn đầu tư công rất quan trọng vì liên quan đến nhiều vấn đề khác của tỉnh. Do đó, ông yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương phải quyết liệt vì cái chung.
"Bí thư và Chủ tịch các huyện, thị, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh nếu chủ quan không giải ngân vốn đạt tiến độ", Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu quán triệt.
Ông Tạ Trung Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu, cho rằng một trong những nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công thấp là do chủ quan.
Theo ông Dũng, trong thực hiện nhiệm vụ, các đơn vị rất vất vả, cố gắng, nhưng do ban đầu chưa tính hết khó khăn thế nào, dẫn đến khi triển khai từng dự án thì vướng và xử lý còn chậm.
Do đó trước khi làm dự án, theo ông Dũng, các bước như chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, chọn tư vấn,… phải lường hết khó khăn vướng mắc là gì để có phương án tháo gỡ. Khi triển khai xây dựng dự án phải nhất quán, tính toán cụ thể việc gì, của ai, xác định rõ trách nhiệm.
Tác giả: Huỳnh Hải
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy