Liên quan đến vấn đề này, BAF cho biết, nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật về môi trường trong hoạt động chăn nuôi, tuân thủ cam kết với người dân và chính quyền địa phương về việc di dời heo khỏi trại trước ngày 11/7/2023, thì vào ngày 19/5/2023, BAF đã chấm dứt hợp thuê Trại Hòa Bình giữa Công ty và hộ kinh doanh Trần Thị Thu Hương. Dự kiến, ngày 30/6/2023, Công ty BaF sẽ hoàn tất di dời toàn bộ số heo ra khỏi trại.
BAF cho rằng, việc trại Hòa Bình bị xử phạt do vi phạm môi trường như trên là bài học quý giá cho doanh nghiệp trong hoạt động quản trị và kiểm soát tuân thủ các cam kết về an toàn môi trường và an toàn sinh học của các đối tác, chủ trại. Các trang trại cần đáp ứng theo các quy định của pháp luật, và cả đối với các tiêu chuẩn quốc tế mà BAF đang theo đuổi.
Chi nhánh thương hiệu “Heo ăn chay” bị phạt do xả nước thải ra môi trường
Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Quyết định số 815/QĐ-XPHC xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Trần Thị Thu Hương (sinh năm 1963) vì đã có hành vi vi phạm xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần đến dưới 05 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ) (mẫu nước thải sau xử lý tại điểm xả thải của trại chăn nuôi lợn hộ có thông số Coliform vượt QCVN 62-MT:2016/BTNMT cột B 03 lần).
Phạt tăng thêm 20% của mức phạt tiền đối với thông số Tổng Nitơ vượt 1,69 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ).
Tổng số tiền bị phạt là 132 triệu đồng, cộng thêm các khoản chi phí bổ sung thi hành và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, tổng số tiền phải nộp là hơn 154,2 triệu đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả buộc bà Trần Thị Thu Hương thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Theo tìm hiểu, cơ sở chăn nuôi lợn của hộ bà Trần Thị Thu Hương tại xóm Quê Sụ (tỉnh Hòa Bình), bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012. Năm 2019, hộ bà Trần Thị Thu Hương cho Công ty cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã BAF – sàn HoSE) thuê để chăn nuôi.
Tại Hòa Bình, BaF Việt Nam đang sở hữu trang trại Hòa Bình 1, địa chỉ tại thôn Quê Sụ, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; diện tích 87.000 m2; chủ sở hữu là bà Trần Thị Thu Hương; Công ty bắt đầu thuê từ năm 2019, thời gian thuê 13 năm; quy mô 1.200 heo nái ông bà.
BaF Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán trên sàn HOSE vào ngày 3/12/2021. Trong đó, để cạnh tranh với thương hiệu "heo ăn chuối" của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG), BaF Việt Nam đã giới thiệu thương hiệu “Heo ăn chay”.
BaF Việt Nam giới thiệu Công ty đặt mục tiêu đến năm 2030, Công ty sẽ thuộc Top 3 công ty chăn nuôi tại Việt Nam, tiên phong về vận hành hoàn thiện hệ sinh thái 3F, ứng dụng công nghệ chăn nuôi hiện đại và trở thành thương hiệu thịt heo sạch hàng đầu cả nước. Trong đó, thị phần chiếm 8% đến 10%; tổng đàn heo vào khoảng 2,5 triệu con.
Ông Phan Ngọc Ấn chính thức rút khỏi BaF Việt Nam
Một diễn biến đáng chú ý khác, ngày 30/5, BaF Việt Nam Quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc đối với ông Phan Ngọc Ấn.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, BaF Việt Nam cũng thông qua miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT của ông Phan Ngọc Ấn. Như vậy, ông Ấn đã chính thức rút khỏi BaF Việt Nam.
Theo tìm hiểu, ông Phan Ngọc Ấn từng giữ chức Chủ tịch HĐQT BaF Việt Nam từ ngày 2/3/2021, đồng thời sở hữu lên tới 30% vốn điều lệ tại BaF Việt Nam (ngày 30/6/2021). Tuy nhiên, ngày 15/3/2022, BaF Việt Nam thực hiện miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT đối với ông Phan Ngọc Ấn và đồng thời bầu bổ sung ông Trương Sỹ Bá vào vị trí Chủ tịch HĐQT.
Sau khi cổ phiếu BAF niêm yết trên sàn HOSE, ông Phan Ngọc Ấn liên tục bán ra và giảm sở hữu và tính tới cuối năm 2022, ông Phan Ngọc Ấn đã thoái ra toàn bộ và không sở hữu cổ phần nào tại BaF Việt Nam.
Ngoài ra, ngày 4/10/2022, ông Lê Xuân Thọ, Thành viên HĐQT Nông nghiệp BaF Việt Nam đã bán ra 2.075.400 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 2% về còn 0,55% vốn điều lệ.
Còn từ ngày 5/10 đến 18/10/2022, bà Bùi Hương Giang, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty đã bán ra 13.852.250 cổ phiếu, để giảm sở hữu từ 13,25% về 3,6% vốn điều lệ.
Danh sách cổ đông lớn tại BAF
Nếu nhìn trong danh sách cổ đông lớn từ 30/6/2021 đến 31/3/2023, danh sách cổ đông lớn đã không còn hàng loạt lãnh đạo như Tổng giám đốc Bùi Hương Giang, ông Phan Ngọc Ấn, ông Lê Xuân Thọ và ông Nguyễn Anh Tuấn.
Ở một diễn biến đáng chú ý khác, ngày 29/5, BaF Việt Nam đã Quyết định miễn nhiệm chức vụ Kế toán trưởng đối với ông Ngô Cao Cường, bổ nhiệm ông Cường vào vị trí Giám đốc tài chính. Đồng thời, bổ sung bà Nguyễn Huỳnh Thanh Mai (sinh năm 1991) vào vị trí Kế toán trưởng từ ngày 29/5 (trước đó bà Mai là Phó phòng Kế toán Công ty).
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/6, cổ phiếu BAF giảm 300 đồng về 23.000 đồng/cổ phiếu.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy