Dòng sự kiện:
Bản tin chứng khoán sáng 22/5: Giữ vững đà tăng
22/05/2015 14:18:28
Trong bối cảnh thị trường không đồng thuận, một lần nữa các cổ phiếu lớn như GAS, VIC, VMN, VCB (HOSE) hay PVB, PVC, PVS (HNX) lại được dùng để nâng đỡ thị trường.

Tin liên quan

Sau phiên giảm khá mạnh ở phiên đầu tuần, thị trường đã liên tục có những phiên tăng điểm tích cực cùng với đó là sự cải thiện về mặt thanh khoản. Tuy vậy, những phiên tăng điểm này được đánh giá chỉ là những phiên hồi phục kỹ thuật khi được nâng đỡ bởi dòng tiền đầu cơ, đồng thời bị ảnh hưởng từ những thông tin chưa rõ ràng về chính sách.

Thực tế cho thấy, mặc dù đang có diễn biến tích cực, nhưng thị trường vẫn đang khá “mong manh” và chưa có dấu hiệu rõ ràng đã thoát ra khỏi xu hướng giảm từ hồi tháng 3 cho đến nay. Phiên hôm qua 21/5 là một dấu hiệu, cho dù có sự nỗ lực từ cầu mua ở những thời điểm cuối phiên. Thêm vào đó, lượng hàng bắt đáy giá tốt trong mấy phiên vừa qua hiện đã ở trong tài khoản nhà đầu tư và sẵn sàng “thử thách” thị trường.

Bước vào phiên giao dịch sáng 22/5, cả 2 chỉ số đều mở cửa trong sắc xanh với dư âm từ phiên tăng trước, hoạt động giao dịch được giữ ở mức trung bình.

Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng nhẹ 0,85 điểm (+0,15%) lên 553,41 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 3 triệu đơn vị, giá trị 32,51 tỷ đồng.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, đúng như những gì đã dự đoán, bên nắm giữ tiền mặt đã trấn tĩnh lại và giao dịch thận trọng hơn, trong khi lượng hàng bắt đáy cũng bắt đầu tạo ảnh hưởng. Lực cung gia tăng khiến 2 sàn nhanh chóng đảo chiều giảm điểm, tuy vậy mức giảm cũng không mạnh.

So với thời gian đầu phiên, hoạt động giao dịch cầm chừng hơn hẳn. Thị trường chia 2 nửa xanh-đỏ rõ rệt khi 2 bên mua bán chưa gặp nhau.

Các mã thị trường sau 3 phiên hoạt động mạnh, hiện cũng đang ở trạng thái nghỉ. Chỉ một vài mã đơn lẻ có thanh khoản tốt trên 1 triệu đơn vị như CII, KTB, JVC, GTN.

Nhóm khoáng sản vẫn đang cố gắng giữ được đà tăng từ phiên trước, trong đó KTB và DHM đã tăng trần từ sớm.

Trong khi thị trường chung còn chưa đồng thuận, thì các mã lớn như GAS, VNM, VIC, cùng nhóm ngân hàng, chứng khoán lại được sử dụng để đỡ thị trường, vậy nên nhóm này đang có được đà tăng khá mạnh, qua đó giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm trở lại.

Diễn biến tương tự cũng xảy ra đối với sàn HNX. Nhóm dầu khí và chứng khoán trên sàn này như PVS, PVB, PVC, KLS, VND... cũng được “chăm sóc” khá tốt để đỡ HNX-Index.

KLF và VIX đang là 2 mã có thanh khoản cao nhất sàn, đạt lần lượt hơn 2 triệu và 1 triệu đơn vị. Trong đó, VIX tiếp tục tăng trần, KLF tăng nhẹ 1 bước giá.

Sau khi dùng các mã lớn kéo VN-Index vượt qua ngưỡng cản mạnh 555 điểm, áp lực bán lại gia tăng mạnh khiến chỉ số lại quay đầu rơi thẳng qua chiếu. Nhưng một lần nữa, nhóm ngân hàng, chứng khoán lại đóng vai “người hùng” giúp VN-Index trụ vững trên ngưỡng cản mạnh này.

Trong khi đó, áp lực bán cũng khiến HNX-Index quay đầu giảm điểm, nhưng dù có cố gắng để đảo xu hướng, nhưng HNX-Index vẫn không thể đảo chiều thành công do thiếu trụ đỡ, đồng thời không giữ được mốc 80 điểm.

Áp lực chốt lời gia tăng, tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu thị trường, song lực cầu cũng không còn quá thận trọng như đầu phiên sáng, nên thanh khoản thị trường vẫn được duy trì ở mức gần bằng phiên sáng qua.

Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 2,76 điểm (+0,5%) lên 555,32 điểm với 89 mã tăng và 90 mã giảm. Chỉ số VN30-Index tăng 0,33 điểm (+0,06%) lên 578,97 điểm với 7 mã tăng và 12 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 57,8 triệu đơn vị, giá trị 892,58 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 3 triệu đơn vị, giá trị 115,53 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận hơn 1,475 triệu cổ phiếu FPT, trị giá 82,31 tỷ đồng.

Với 51 mã tăng và 92 mã giảm, HNX-Index giảm 0,07 điểm (-0,08%) xuống 79,65 điểm. Chỉ số HNX30-Index giảm 0,69 điểm (-0,45%) xuống 150,22 điểm với 7 mã tăng và 12 mã giảm giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt 30,7 triệu đơn vị, giá trị 331,94 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận trên HNX cũng có đóng góp khá tốt với hơn 5 triệu đơn vị, giá trị 33,25 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận gần 4,43 triệu cổ phiếu PSD, trị giá 30 tỷ đồng.

Áp lực bán mạnh khiến các mã trụ như GAS lùi về tham chiếu, MSN, VIC, cùng với nhiều mã lớn khác như BVH, HAG, HSG, HPG, DPM... giảm điểm.

Nhưng áp lực chốt lời lại tập trung khá mạnh ở nhóm cổ phiếu thị trường, nên đa phần nhóm này giảm điểm hoặc đứng tham chiếu.

FLC giảm 100 đồng về 10.300 đồng/CP và khớp được 5,47 triệu đơn vị, dẫn đầu HOSE. CII giảm 200 đồng và khớp được 2,65 triệu đơn vị. OGC giảm sàn về 2.500 đồng/CP và khớp hơn 3 triệu đơn vị. Các mã như ITA, HQC, VHG, HAI đứng tham chiếu và thanh khoản đều hơn 1-2 triệu đơn vị.

Một số mã như HHS, GTN, JVC vẫn giữ được mức tăng mạnh từ đầu phiên, thanh khoản cũng ở mức cao từ 1-3 triệu đơn vị trở lên.

Tuy vậy, nhóm ngân hàng, chứng khoán và phần nào là khoáng sản vẫn duy trì được phong độ, qua đó giúp chỉ số giữ được đà tăng.

Chỉ MBB là đứng tham chiếu, còn lại đều tăng điểm, trong đó BID và CTG cùng khớp trên 1 triệu đơn vị. Tương tự, SSI và HCM cũng duy trì sắc xanh vững, SSI khớp 1,18t triệu đơn vị, HCM tăng 1.100 đồng lên 30.000 đồng/CP.

Ở nhóm khoáng sản, DHM chịu áp lực bán mạnh nên mất sắc tím, chỉ còn tăng nhẹ 1 bước giá, nhưng KTB, LCM vẫn giữ vững sắc tím, trong đó KTB khớp tới 2,47 triệu đơn vị.

Trên HNX, rõ ràng chỉ với PVB, PVC, PVG hay PVL, PVV tăng điểm là không đủ để đỡ chỉ số. PVS về mốc tham chiếu, PVS và PVC cùng khớp trên 1 triệu đơn vị.

Còn lại đa phần nhóm HNX30 giảm điểm và đứng tại tham chiếu. SHB và SCR cùng khớp trên 1 triệu đơn vị và đứng mốc tham chiếu.

KLF và FIT giảm tương ứng 100 đồng và 600 đồng, thanh khoản dẫn đầu sàn HOSE, lần lượt là 4,7 triệu và 3,06 triệu đơn vị.

Một số mã như SHN, ITQ, BAM, TTB... vẫn giữ mức tăng mạnh, trong đó BAM và TTB tăng trần.

Theo Đầu Tư Chứng Khoán

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến