Từ tình hình thực tế trong thời gian xảy ra đợt dịch Covid-19 vừa qua, có thể thấy nhu cầu chỗ ở ổn định của người lao động tại các thành phố lớn trở lên cần thiết hơn bao giờ hết. Mặc dù từ trước đến nay chúng ta đã triển khai nhiều chính sách về nhà ở xã hội, xây kí túc xá trong các khu công nghiệp, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập.
Xây những ngôi nhà cao nhưng không ở được
Trao đổi với Người Đưa tin, về vấn đề xây nhà ở cho nhóm đối tượng công nhân, người lao động, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thắn chỉ ra: “Tôi nghĩ việc xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp là cần thiết, vì điều này thể hiện sự quan tâm tới đời sống người lao động, giúp họ có một chỗ ở tốt, yên tâm làm việc. Nhưng hiện nay những dự án xây nhà ở xã hội của chúng ta làm vẫn khó đem lại hiệu quả.
Từ trước đến nay, những khu nhà dành cho người thu nhập thấp thường có chất lượng rất kém, thậm chí không ở được. Mặc dù như vậy, nhưng chi phí xây dựng lại rất lớn, độn giá nhiều lần. Một phần nguyên do là Nhà nước chưa có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công. Cần tránh tâm lý “làm để lấy tiền” trong các công trình như vậy. Nếu cứ triển khai theo kiểu cũ, sẽ gây lãng phí rất cho xã hội về đất đai, chi phí xây dựng, đền bù,…”.
Những công trình nhà ở phải đảm bảo chất lượng
Theo chuyên gia, thay vì Nhà nước làm, thì có giải pháp tốt nhất là giao cho doanh nghiệp và các khu công nghiệp để họ xây dựng những khu nhà ở cho công nhân của mình.
“Bản thân các doanh nghiệp sẽ có động lực trực tiếp, vì đây là lợi ích sát sườn của họ. Khi xây dựng sẽ phải đảm bảo chất lượng nhà ở, đảm bảo sức khỏe đời sống công nhân. Theo tôi, Nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp để họ có thể lo cho cuộc sống người lao động.
Chúng ta có thể hỗ trợ về đất, giá thuê đất xây dựng nhà ở cho công nhân phải tính khác so với việc thuê làm nhà máy và cơ sở kinh doanh, thậm chí có thể miễn tiền thuê đất trong thời gian 5-10 năm. Bên cạnh đó, có thể sử dụng giải pháp tính giá cố định trong thời gian dài. Ngoài ra, cũng có thể tạo điều kiện trong chi phí xây dựng”, bà Chi Lan bày tỏ.
Doanh nghiệp làm nhưng Nhà nước phải quản lý
TS.Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết: “Ngay từ giai đoạn 2008-2009, Chính phủ đã sửa lại Luật nhà ở, Luật đất đai để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây nhà ở cho người lao động.
Các doanh nghiệp khi đầu tư nhà máy, khu công nghiệp ở địa phương. Các địa phương giao cho họ đất, không thu tiền sử dụng đất để làm ký túc xá cho công nhân, và tiền xây ký túc xá sẽ được trừ vào chi phí sản xuất, khấu hao của nhà máy”.
Ông Kiên cũng đánh giá rằng: “Chúng ta đã có những chủ trương như vậy, nhưng một số các địa phương đã không nghiêm túc thực hiện quy định của Chính phủ. Từ đó, dẫn đến tình trạng người lao động phải đi ở những khu trọ tự phát, điều kiện sinh sống không được đảm bảo, nên khi có dịch bệnh thì những khu này có tốc độ lây lan rất cao.
Nếu chúng ta nhìn lại Samsung ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, họ có ký túc xá nên khi thực hiện “một cung đường, hai điểm đến” rất dễ dàng và giữ được ổn định sản xuất, hạn chế được tác động của dịch bệnh”.
Cần có sự phối hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động để đảm bảo hiệu quả
Trong cuộc họp tiếp xúc cử tri đầu tháng 10/2021, Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi đã chia sẻ về kế hoạch 1 triệu căn nhà giá rẻ cho công nhân, người có thu nhập thấp từ nay đến năm 2025.
Từ vấn đề này, theo TS.Nguyễn Đức Kiên bày tỏ phải thành lập các doanh nghiệp công ích của Nhà nước ở các địa phương để quản lý các nhà ở tập thể cho công nhân. Việc quản lý phải đảm bảo việc trao nhà cho đúng người, đảm bảo chất lượng nhà ở, ổn định cuộc sống người dân.
“Cần có kết hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động. Người lao động có khả năng thì có thể đi mua nhà, chúng ta sẽ có nhà bán cho họ. Những công nhân ở trong khu nhà nước xây dựng có thể trả tiền thuê nhà theo thu nhập”, ông Kiên cho biết.
Mới đây ngày 28/10, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh vừa ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất gói tín dụng 65.000 tỷ đồng hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Tuy nhiên, cần có những cơ chế kèm theo để những gói hỗ trợ này thực sự đi vào hiệu quả. Theo đó, khi xây dựng nhà ở cho nhóm đối tượng thấp ngoài vấn đề kinh phí, cần có sự quản lý tránh tình trạng xây nhà xã hội nhưng lại bán nhà thương mại, chủ sở hữu của những căn nhà lại là những nhà đầu tư. Đặc biệt, cần sớm đẩy nhanh tiến độ, có lộ trình rõ ràng để người dân an tâm lao động sản xuất.
Khảo sát của Bộ Xây dựng cho thấy, giai đoạn 2021-2025, nhu cầu về nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp khoảng 294.600 căn với tổng mức đầu tư khoảng 220.000 tỷ đồng. Trong đó, nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị khoảng 131.100 căn có tổng mức đầu tư ước tính 138.000 tỷ đồng; nhà ở cho công nhân khu công nghiệp là 163.500 căn với tổng mức đầu tư khoảng 82.000 tỷ đồng. |
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy